Giám đốc điều hành Nike, John Donahoe, vừa ra một tuyên bố về nhãn hiệu này, khiến giới kinh doanh phải bật cười về độ “nịnh”, đối với Trung Quốc. Nguyên văn, John Donahoe nói rằng “Hãng Nike là một thương hiệu của Trung Quốc và dành cho Trung Quốc”.
Được biết, ông chủ Donahoe đã đưa ra nhận định này, trong cuộc gọi với các nhà phân tích Phố Wall về thu nhập quý 4 của công ty khi được hỏi về sự cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc.
Về mặt kinh doanh, nhiều người tỏ vẻ thông cảm khi chứng kiến một đợt tẩy chay lớn mới đây của người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng với nhiều người khác thì giật mình, cho rằng đây là trò miệng lưỡi khiến buồn cười cho một thương hiệu quá lớn như Nike.
Hồi tháng 3, Công ty Nike dựa trên một báo cáo nội bộ, đã đưa ra một nhận định, bày tỏ lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương. Ngay sau đó, chính quyền Trung Quốc tức giận phản ứng và đẩy mạnh việc dùng các lực lượng cực đoan trình diễn yêu nước, kêu gọi dân chúng tẩy chay các sản phẩm của Nike. Tham gia sự kiện này, nhiều ngôi sao giải trí trẻ của Trung Quốc như Vương Nhất Bác, Đàm Tùng Vận… cũng tham gia, kéo theo một lượng lớn người hâm mộ bắt chước.
Nhưng vấn đề ở đây, không phải chỉ có Nike nhận định như vậy. Nhiều công ty phương Tây khác cũng tuyên bố bất mãn về việc lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ thiểu số.
Trong khoảng thời gian đó, để tránh tẩy chay từ phương Tây, hãng Nike ra thông cáo: “Nike không cung cấp các sản phẩm từ Tân Cương và chúng tôi đã xác nhận với các nhà cung cấp theo hợp đồng rằng họ không sử dụng hàng dệt hoặc sợi kéo từ khu vực này”.
Và rồi khi vấp phải chiến dịch phản ứng do chính quyền Bắc Kinh dấy lên, Nike cùng với nhiều hãng khác như Versace, H&M, Dolce & Gabbana… đã chịu một làn sóng tẩy chay, bao gồm chuyện các đại sứ thương hiệu người Trung Quốc tuyên bố cắt ngang hợp đồng, nhiều cửa hàng bị biểu tình bên ngoài. Các hàng giày đối thủ của Nike như Adidas, Converse… cũng bị tình trạng tương tự.
Có thể hiểu rằng, đây là một làn sóng bài phương Tây, được chính quyền Bắc Kinh nuôi dưỡng lâu nay qua tuyên truyền, giải trí và dân túy cực đoan, được sử dụng để rửa mặt cho nhà nước khi có dịp.
Tuy nhiên, mọi thứ ồn ào đã đi qua rất nhanh. Chỉ hơn tuần lễ sau khi đợt tẩy chay lớn diễn ra, mọi thứ đã xẹp xuống bất ngờ. Điều quan trọng là không chỉ bán hàng, Nike hay tất cả những hãng khác đều neo chặt quyền lực của mình ở xã hội Trung Quốc bằng các chương trình từ thiện hoặc tài trợ xã hội. Chẳng hạn với Nike, nhiều hợp đồng tài trợ cho các đội bóng chuyên nghiệp tại Trung Quốc đã khiến họ có một sức mạnh mềm, đủ để giới cầm quyền Trung Quốc cũng không muốn già néo đứt dây.
Các nhà phân tích cho thấy Nike không có gì phải lo sợ từ sự kiện tháng 3-2021, sau báo cáo tăng trưởng từ quý này, với tổng doanh thu là 12,3 tỷ USD và lợi nhuận là 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, doanh số bán hàng ở Bắc Mỹ tăng 141% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 5,38 tỷ USD.
Dù vậy, doanh số bán hàng tại Trung Quốc chỉ giảm nhẹ so với kỳ vọng, dù vấp đợt tẩy chay, khi Nike báo cáo doanh thu 1,93 tỷ USD thay vì 2,25 USD, Fox Business đưa tin.
Để đối phó với đợt tẩy chay rầm rộ, Nike đã đơn giản tung ra một chiến dịch giảm giá, chẳng hạn giày Nike nữ với giá chỉ còn 699 NDT (107 USD), khiến store trực tuyến trên sàn Tmall đã thu hút tới 350.000 người Trung Quốc đăng ký, và sản phẩm gần như được bán hết ngay lập tức. Tờ SCMP cũng ra bài đánh giá nhu cầu của người dùng Trung Quốc với các sản phẩm của Nike và Adidas vẫn rất cao.
John Donahoe trong cuộc gọi tuần này bày tỏ sự lạc quan về thế mạnh của Nike tại Trung Quốc,“ngày nay chúng tôi là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đó”, theo BBC trích lời, thế nhưng “nịnh” lấy lòng, thì vẫn phải có một câu thật lớn lao và buồn cười.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.