Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người. Hãy thử tưởng tượng, ngay trong truyện Kiều, nếu có đủ luật pháp và quyền con người được bảo vệ, có lẽ kịch bản về gia đình Vương Ông đã khác, và Kiều đã không trở thành cái tên thay cho mọi lời thở than về cuộc đời.
Sự khác biệt giữa xưa và nay là Kiều, cũng như tất cả những ai ở trăm năm trước, nếu có oan ức khóc la, kêu van, bào chữa... thì cũng chẳng giải quyết được gì. Trong khi ở thế kỷ 20 và 21, người ta có thể tìm cách im lặng và dụng luật để bảo vệ mình, giải oan cho mình.
Im lặng để cậy nhờ đại diện pháp luật làm chứng cho những lời khai của mình, để làm chỗ dựa tinh thần theo luật pháp công minh là chuyện đã được cả thế giới nhìn nhận từ giữa thế kỷ 20. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự còn là cách bảo vệ con người khởi đầu thoát khỏi những màn ép cung, tra tấn, cưỡng bức nhận tội. Quyền im lặng được hơn 100 quốc gia trên thế giới nhìn nhận, chắc chắn không thể chỉ là cách để "gỡ tội" như ĐBQH Đỗ Văn Đương tuyên bố mới đây.
Việt Nam, trong bối cảnh công an thẩm vấn nghi can, lại liên tục xuất hiện những cái chết, chấn thương vô lý cho công dân... việc đưa quyền im lặng vào luật đang là cách hữu hiệu để giảm thiểu những bức ép trong xã hội hôm nay, mà mỗi ngày người ta có thể đọc trên các trang báo, như một sự hỗn loạn và thiếu kiểm soát của ngành điều tra.
Right to silence, là tên gọi quen thuộc của quyền được im lặng khi bị thẩm tra và yêu cầu có đại diện luật pháp bảo vệ mình. Thậm chí quốc gia Hồi giáo khắt nghiệt như Pakistan, nhiễu nhương như Ấn Độ cũng đều áp dụng đạo luật này. Dễ thấy nhất, bất kỳ ai hay xem phim hình sự của Hollywood cũng đều có thể nhận ra các dấu hiệu của quyền im lặng, với tên gọi luật Miranda.
Luật Miranda dựa vào tên của một nghi can người gốc Mexico là Ernesto Miranda trong một vụ án năm 1963 tại bang Arizona, Mỹ. Bị cáo này khép tội bắt cóc người, nhưng sau đó bản án được huỷ vì khi bị bắt, Ernesto Miranda đã không được biết rằng có một đạo luật cho phép im lặng để bảo vệ mình. Tối cao Pháp viện Mỹ cho rằng nghi can có thể bị đánh, bị ép cung nên đã khai tội ngay tại chỗ. Miranda Warning (báo cho biết về luật Miranda) là điều được ghi trong tu chính án số 5 của Tối Cao Pháp viện Mỹ vào năm 1966, áp dụng cho ngành cảnh sát và giới điều tra nhằm bảo vệ nghi can, tránh việc ép cung và tra tấn cưỡng tội.
Từ xưa, việc sử dụng một đại diện luật pháp khác để làm chứng và xét lại hiện trạng sự vụ, đã có từ thời vua Minh Mạng (1820-1840). Để tránh nạn ép cung, tra tấn nghi can để buộc nhận tội, vua Minh Mạng đã lập ra cơ quan xử án tối cao của triều đình, gọi là Tam Pháp ty. Sách Đại Nam Thực Lục ghi đó là nơi tập hợp ba cơ quan tư pháp là Bộ Hình (Tư pháp), Đô Sát viện (viện Giám sát) và Đại Lý tự (toà Phá án) để giải quyết những đơn kêu oan của dân. Chuyện đánh trống kêu oan, hay gọi là trống Đăng Văn cũng từ đó mà có. Chiếc trống gióng lên là nơi nương tựa tinh thần của người đang vướng lao lý. Ở một ý nghĩa nào đó, việc im lặng và cậy nhờ luật sư đại diện cũng giống như nương nhờ tinh thần ở một tiếng trống minh bạch. Tổ tiên người Việt xưa đã nghĩ đến sự công minh và quyền con người đến vậy.
Một nền luật pháp mạnh và văn minh, là khi người dân bị gọi tên là nghi can, cũng có thể bình tâm bước vào vì biết quyền con người của mình đã được bảo vệ. Có thể ĐBQH Đỗ Văn Đương còn chưa đủ động tâm với số phận của anh Ngô Thanh Kiều bị 5 công an điều tra ở Phú Yên đánh đến chết để ép nhận tội. Có lẽ ông Đương cũng chưa thấy hình ảnh con gái ông Phùng Văn Cung tức tưởi quỳ lạy trước cửa toà án Gia Lai-Kon Tum trong vụ án, mà sau 10 năm mới được giải oan.
Không cần là một người làm luật, ai cũng hiểu rằng nếu ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang khi bị bắt nếu im lặng và nhờ luật sư đại diện trong khi thẩm vấn, thì ông đã không bị tra tấn đến mức phải nhận tội giết người, ngồi suốt 10 năm tù với án tử lơ lửng trên đầu. Tại Daklak, nếu ông Y Két Bdap rành tiếng người Kinh và có luật sư đại diện, thì đã không bị đánh đến chết, thi thể nát tan bởi 2 công an xã. Những câu chuyện như vậy chưa đủ lâu để quên đi, cũng như sẽ không bao giờ phai mờ trong lịch sử luật pháp Việt Nam, khi nào quyền con người chưa được kiện toàn.
Xã hội Việt Nam đang có những dấu hiệu mở, song hành cùng văn minh nhân loại khi những câu chuyện về quyền con người, về xã hội - luật pháp bắt đầu được bàn tán mạnh mẽ ở nhiều nơi. Dĩ nhiên, trong mọi lời bàn, người ta có thể tìm thấy những phản biện cần thiết. Nhưng dù loại lý luận nào đi nữa, việc tán dương cho bạo hành và áp đặt kiểm soát con người, cũng đều là hủ bại.
Giở lại sách xưa, thấy ghi rằng đời vua Tự Đức (1847-1883), sợ rằng dân đánh trống kêu oan bị lẫn với đời thường, vua ra lệnh trong Thành Nội cấm đánh trống thường, để ai cũng biết, cũng nghe khi có trống kêu oan. Vua vẫn dặn rằng "làm quan mà không nghe được tiếng con dân kêu oán, thì chỉ là phường vô lại". Trăm năm trước, người xưa mông muội còn biết im lặng để nghe thấy phận người. Trăm năm sau, đã có được gì?
---------------------------------------
Thông tin thêm:
Phát biểu trong chương trình Sự kiện & Bình luận của đài VTV hôm 27-09/2014, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương – ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp của quốc hội đã nói rằng:
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”.
Phát biểu trên được ông Đương đưa ra sau khi có ý kiến đưa quyền im lặng vào trong bộ luật tố tụng hình sự. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng người bị giam giữ bị công an ép cung hay dùng nhục hình trong quá trình điều tra.
Ông Đỗ Văn Đương sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng tiến sỹ luật, là đại biểu quốc hội đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Tuesday, September 30, 2014
Monday, September 29, 2014
Xúi giục
Trong cuộc biểu tình đáng kính trọng của người Hồng Kông trong cuộc đứng lên đòi quyền phổ thông đầu phiếu và đòi dân chủ, nhà nước cộng sản Trung Quốc sử dụng lại một chiêu bài cũ khi hô hoán rằng Hoàng Chi Phong (Josua Wong) là một sản phẩm kích động của phương Tây, bị xúi giục để gây mất ổn định cho đời sống bình yên tại Hồng Kông.
Tờ Văn Hối của Bắc Kinh, ngày 25 tháng 9, đã dành cả một trang để bôi nhọ Hoàng Chi Phong, và nhắc đi nhắc lại chàng trang 17 tuổi này là một sản phẩm của phương Tây, bị xúi giục, nghe lời bọn phản động để chống lại nhân dân. Tờ báo này kêu gọi 7 triệu người dân Hồng Kông hãy bình tĩnh để nhận thức đúng, không sa vào bẫy của bọn "phản động".
Đáp lại những tố cáo bài bản này, vốn là bùa phép nằm lòng của giới cộng sản toàn thế giới, cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông lại bùng lên. Trong những hình ảnh mà chính giới kiểm duyệt chính trị Việt Nam cũng muốn ém nhẹm, người ta nhìn thấy có người già, trẻ em cùng tham gia cho nền dân chủ. Người Hồng Kông lo sợ cuộc đấu tranh này sớm chấm dứt nên đổ ra đường tiếp tế cho người đấu tranh mọi thứ, từ khăn nhúng nước, chanh, áo mưa, dù... để chống hơi cay rồi thực phẩm dồi dào đến mức giới sinh viên phải năn nỉ xin tạm dừng nhận tiếp tế vì sợ sẽ xả rác đầy đường phố.
Thế kỷ 21, giờ thì chẳng ai còn bở ngỡ với các chiêu bài tố cáo "bị kẻ xấu xúi giục" được phát đi từ các cấp chính quyền cộng sản. Bởi những giọng điệu này quen thuộc đến buồn nôn. Nó quen đến mức đôi khi tôi tự hỏi những người viết ra nó ở tờ Văn Hối, Trung Quốc hoặc những kẻ được lệnh cầm loa ở chợ Tân Bình, Việt Nam hối thúc giới tiểu thương bị cướp tài sản hãy mau trở về nhà "đừng nghe bọn xấu, bọn phản động xúi giục", có bao giờ hối tiếc vì sự vô liêm sỉ của mình hay không?
Cả hai sự kiện này đều phát đi vào ngày 25 tháng 9/2014. Cộng sản Trung Quốc nói để huỷ diệt sức sống tự do của một phần quốc gia, còn ở Quận Tân Bình, chính quyền địa phương cố nói để bóp chết sức sống mưu sinh của đồng bào mình. Hai nơi, cùng ngày giờ, cùng diễn ra một bài lý luận bẻ cong sự thật rất đều nhịp như trong tình thầy trò, rộn ràng bỉ ổi khó tin.
300 tiểu thương ở chợ Tân Bình cực chẳng đã mới phải xuống đường để chống lại bạo cường và cướp bóc của chính quyền địa phương. Chỉ vì mưu lợi riêng, chính quyền ở đây đã quyết định đập đi ngôi chợ một cách vô lý, nhằm lấy đất xây lại, bán chỗ với giá cao hơn. Một người buôn bán ở đây nói họ đầu tư cả tỷ đồng để rồi biết chỉ được đền vài chục triệu. Sau đó lại phải mua chỗ với giá đầu tư từ đầu. Nếu bị nghe lời bọn xấu trục lợi "xúi giục" - thì chắc chắn chỉ có cẩu quan chứ không thể dân đen.
Buổi tối ngày 28 tháng 9, người Việt Nam quan tâm đến tình hình đòi dân chủ ở Hồng Kông đều biết đến các bản video của giới sinh viên Hồng Kông kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. "Hãy lên tiếng cùng chúng tôi", bản tin có thể làm trái tim người dồn dập đập vì lẽ phải, công lý bừng lên trong mình.
Ngày 28 tháng 9, người Việt được tường thuật rằng các tiểu thương chợ Tân Bình kêu gọi giúp đỡ, nhưng khẩu hiệu là "cụ Hồ vinh quang ơi, đảng vinh quang ơi hãy cứu chúng tôi".
Có cái gì đó ngượng ngập, nhưng không thể không nói ở đây. Những người trẻ ở Hồng Kông kêu gọi mọi người giúp đỡ họ, còn những người ở chợ Tân Bình thì kêu gọi "cụ Hồ" và "đảng" cứu họ. Chẳng lẽ những người tiểu thương đó không biết rằng việc ký giấy xoá sổ chợ Tân Bình, xoá sổ chính họ là từ những đảng viên cấp cao của địa phương đó? Và "cụ Hồ" dù trong quá khứ là một lãnh tụ nhưng nay chỉ là tên gọi của một người quá vãng. Những người tiểu thương Việt Nam đang mộng mơ gì trong cuộc đấu tranh của họ?
Tôi thấy chỉ trong một đêm, cả thế giới dồn dập đưa tin về Hồng Kông như một cuộc tiếp sức khổng lồ. Giới trẻ Việt Nam cũng trong một đêm, không ai hẹn ai, bùng phát nhiều bản video thuyết minh lời kêu gọi của sinh viên Hồng Kông như một cách chia sẻ. Lời kêu gọi của những người tranh đấu thực tiễn đã đến đúng nơi.
Và tôi cũng nhìn thấy lời kêu cứu của những tiểu thương chợ Tân Bình, Việt Nam, như muôn ngàn cuộc đòi công lý khác - nếu cứ mộng mơ - rồi sẽ đi về đâu, kết cục là gì.
Tờ Văn Hối của Bắc Kinh, ngày 25 tháng 9, đã dành cả một trang để bôi nhọ Hoàng Chi Phong, và nhắc đi nhắc lại chàng trang 17 tuổi này là một sản phẩm của phương Tây, bị xúi giục, nghe lời bọn phản động để chống lại nhân dân. Tờ báo này kêu gọi 7 triệu người dân Hồng Kông hãy bình tĩnh để nhận thức đúng, không sa vào bẫy của bọn "phản động".
Đáp lại những tố cáo bài bản này, vốn là bùa phép nằm lòng của giới cộng sản toàn thế giới, cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông lại bùng lên. Trong những hình ảnh mà chính giới kiểm duyệt chính trị Việt Nam cũng muốn ém nhẹm, người ta nhìn thấy có người già, trẻ em cùng tham gia cho nền dân chủ. Người Hồng Kông lo sợ cuộc đấu tranh này sớm chấm dứt nên đổ ra đường tiếp tế cho người đấu tranh mọi thứ, từ khăn nhúng nước, chanh, áo mưa, dù... để chống hơi cay rồi thực phẩm dồi dào đến mức giới sinh viên phải năn nỉ xin tạm dừng nhận tiếp tế vì sợ sẽ xả rác đầy đường phố.
Thế kỷ 21, giờ thì chẳng ai còn bở ngỡ với các chiêu bài tố cáo "bị kẻ xấu xúi giục" được phát đi từ các cấp chính quyền cộng sản. Bởi những giọng điệu này quen thuộc đến buồn nôn. Nó quen đến mức đôi khi tôi tự hỏi những người viết ra nó ở tờ Văn Hối, Trung Quốc hoặc những kẻ được lệnh cầm loa ở chợ Tân Bình, Việt Nam hối thúc giới tiểu thương bị cướp tài sản hãy mau trở về nhà "đừng nghe bọn xấu, bọn phản động xúi giục", có bao giờ hối tiếc vì sự vô liêm sỉ của mình hay không?
Cả hai sự kiện này đều phát đi vào ngày 25 tháng 9/2014. Cộng sản Trung Quốc nói để huỷ diệt sức sống tự do của một phần quốc gia, còn ở Quận Tân Bình, chính quyền địa phương cố nói để bóp chết sức sống mưu sinh của đồng bào mình. Hai nơi, cùng ngày giờ, cùng diễn ra một bài lý luận bẻ cong sự thật rất đều nhịp như trong tình thầy trò, rộn ràng bỉ ổi khó tin.
300 tiểu thương ở chợ Tân Bình cực chẳng đã mới phải xuống đường để chống lại bạo cường và cướp bóc của chính quyền địa phương. Chỉ vì mưu lợi riêng, chính quyền ở đây đã quyết định đập đi ngôi chợ một cách vô lý, nhằm lấy đất xây lại, bán chỗ với giá cao hơn. Một người buôn bán ở đây nói họ đầu tư cả tỷ đồng để rồi biết chỉ được đền vài chục triệu. Sau đó lại phải mua chỗ với giá đầu tư từ đầu. Nếu bị nghe lời bọn xấu trục lợi "xúi giục" - thì chắc chắn chỉ có cẩu quan chứ không thể dân đen.
Buổi tối ngày 28 tháng 9, người Việt Nam quan tâm đến tình hình đòi dân chủ ở Hồng Kông đều biết đến các bản video của giới sinh viên Hồng Kông kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. "Hãy lên tiếng cùng chúng tôi", bản tin có thể làm trái tim người dồn dập đập vì lẽ phải, công lý bừng lên trong mình.
Ngày 28 tháng 9, người Việt được tường thuật rằng các tiểu thương chợ Tân Bình kêu gọi giúp đỡ, nhưng khẩu hiệu là "cụ Hồ vinh quang ơi, đảng vinh quang ơi hãy cứu chúng tôi".
Có cái gì đó ngượng ngập, nhưng không thể không nói ở đây. Những người trẻ ở Hồng Kông kêu gọi mọi người giúp đỡ họ, còn những người ở chợ Tân Bình thì kêu gọi "cụ Hồ" và "đảng" cứu họ. Chẳng lẽ những người tiểu thương đó không biết rằng việc ký giấy xoá sổ chợ Tân Bình, xoá sổ chính họ là từ những đảng viên cấp cao của địa phương đó? Và "cụ Hồ" dù trong quá khứ là một lãnh tụ nhưng nay chỉ là tên gọi của một người quá vãng. Những người tiểu thương Việt Nam đang mộng mơ gì trong cuộc đấu tranh của họ?
Tôi thấy chỉ trong một đêm, cả thế giới dồn dập đưa tin về Hồng Kông như một cuộc tiếp sức khổng lồ. Giới trẻ Việt Nam cũng trong một đêm, không ai hẹn ai, bùng phát nhiều bản video thuyết minh lời kêu gọi của sinh viên Hồng Kông như một cách chia sẻ. Lời kêu gọi của những người tranh đấu thực tiễn đã đến đúng nơi.
Và tôi cũng nhìn thấy lời kêu cứu của những tiểu thương chợ Tân Bình, Việt Nam, như muôn ngàn cuộc đòi công lý khác - nếu cứ mộng mơ - rồi sẽ đi về đâu, kết cục là gì.
Tuesday, September 23, 2014
Người Việt đẳng cấp thế giới
Nếu chỉ nhìn trên mặt báo, người Việt dường như luôn đang ở tầm thế giới. Bất chấp mọi con số hay hình ảnh trần trụi xót xa nào mà chúng ta đang có, người Việt hôm nay lộng lẫy không khác gì công dân của các cường quốc được hâm mộ.
Trên các bản tin, hình ảnh người Việt chen chúc nhau xếp hàng cùng các công dân Nhật, Singapore... để chờ mua chiếc Iphone 6 vừa ra mắt. Gương mặt của những công dân Việt Nam mệt mỏi nhưng đầy sự thoả mãn của sự hưởng thụ cảm giác bằng vai phải lứa cùng cường quốc năm châu.
Không biết từ lúc nào, khát vọng về một đẳng cấp thế giới đã ám ảnh người Việt từ sự khoe khoang sở hữu cho đến du lịch, bóng đá... Từng con người hoặc từng đám đông đang cố nhoài người tách ra khỏi thực tế của một quốc gia, chỉ để chứng minh rằng mình có một đẳng cấp thế giới.
Thật khó hiểu khi tiêu chuẩn để trở thành người được sáng danh trên các trang báo, là các nhân vật mua được sớm nhất các thiết bị điện tử có giá đắt đỏ vô lý. Người sở hữu chiếc Iphone có giá mua hơn cả một năm lương của người nghèo lại được tung nghênh hơn một người lao động làm ra của cải hay giúp đỡ cho người khác tương đương với số tiền ấy. Một ca sĩ không có giọng hát hay bài hát nào ra hồn lại được ca tụng như một hit pop-star chỉ vì có Iphone sớm nhất.
Vậy đó.
Thói đam mê ảo ảnh hơn người, như loại dục vọng không thể kềm nén nổi tầm quốc gia, căn bệnh "đẳng cấp thế giới" đang lồ lộ trên báo chí, truyền hình - mà ngay cả những bài viết ca ngợi những đẳng cấp đó, cũng không giấu nổi sự sôi sục thèm khát của chính người viết.
Giấc mơ đẳng cấp thế giới không chỉ xuất hiện ở chiếc Iphone hay mua được chiếc vé xem đá banh ở Nam Mỹ. Nó xuất hiện đôi khi trơ trẽn trong các bản tin về những người trẻ "gốc Việt" thành đạt trên thế giới.
Phải chăng sự khốn khó kéo dài dễ dẫn đến ảo giác về một huyền thoại chủng tộc Việt, khiến giới truyền thông hay chụp bắt các gương thành đạt của người Việt trong chính trị hay y khoa, thể thao, điện ảnh... ở nước ngoài như một điều tự hào dân tộc rất "chung và hiển nhiên" mà không cần biết điều kiện nào đưa những người Việt đó đến đích.
Tôi vẫn còn nhớ chuyện đạo diễn Kim Nguyễn ở Canada với phim War Witch được đề cử Oscar 2013. Báo chí Việt Nam trong căn bệnh thích có chân trong đẳng cấp thế giới đã tìm mọi cách để nhắc Kim Nguyễn về cội nguồn của anh. Kết cục là khi được hỏi anh có ý định nào làm phim với người Việt, xứ Việt hay không, Kim Nguyễn đã nói nhanh rằng "không" và giải thích rằng mình không thấy có mối liên hệ nào ràng buộc mình để phải làm vậy cả. Gần hơn, là chuyện cầu thủ trẻ Phạm Huy Tiến ở Romania. Sau khi tung hô rằng xứ sở của "người Việt mình" cũng có người "gốc Việt" đẳng cấp thế giới, báo chí cũng nhận được gáo nước lạnh từ chàng trai này là kiên quyết không quan tâm về nước thi đấu, dù được trãi thảm đỏ.
Trong những trận bóng của U19 vừa rồi, một bạn trẻ nhắn cho tôi rằng anh ta buồn chán vì thấy người Việt thật tệ trong việc ném chai nước, chiếu đèn vào cầu thủ Nhật khi họ thắng đội Việt Nam. Tôi đã phải nói rất nhiều để anh bạn đó phân biệt rõ: Yêu thể thao và khát vọng thượng đẳng là 2 điều khác nhau. Việc thù ghét kẻ vượt trội hơn mình trong thể thao hay văn hoá có thể bị coi là một cuộc đấu tranh giai cấp điên cuồng đáng khinh.
Tệ hơn nữa là sự thù ghét kẻ hơn mình lại khoác chiếc áo chủ nghĩa ái quốc cực đoan. Việc coi mình phải luôn hơn kẻ khác cũng là tiền đề dẫn đến sự bùng phát của chủ nghĩa Facist, từ chủng tộc thượng tôn Aryan. Đó là thảm hoạ. Tôi và anh bạn trẻ đó hẹn nhau ở những trận bóng tới, sẽ nhìn ngó xem bao nhiêu là người yêu thể thao và bao nhiêu là người chỉ là nhân danh.
Anh bạn trẻ nói với tôi rằng dẫu sao, người Việt cũng có một hành động đẹp là chia nhau lượm rác sau trận đấu. Tôi lại phải giải thích rằng hai trạng thái đó cũng khác nhau, và những nhóm người đó cũng khác nhau. Việc bắt chước hành động thượng đẳng của người Nhật trên sân vận động không hề chữa lành được việc làm nhơ nhuốc trước đó, khi thua trận bóng. Thậm chí nếu trong nhóm người nhặt rác đó có người đã ném chai, chiếu đèn... vào đội Nhật, nó cũng trình bày một hiện trạng của người Việt: phong trào thích bắt chước những hành động cao quý nhưng lộ rõ sự giả tạo bề ngoài, che đậy những trái tim không thượng đẳng.
Có lần, một anh bạn người Pháp hỏi tôi rằng "nước của anh tuyên bố có rất nhiều tiến sĩ nhưng sao lại rất ít bằng phát minh?" Thật khó mà giải thích được một cách ngắn gọn rằng đó chỉ là những tuyên ngôn trình diễn giấc mơ thượng đẳng của những người không màng trách nhiệm với đất nước. Nó giống như việc Viện trưởng Viện Kinh tế chiến lược VN –châu Á, ông Nguyễn Xuân Kiên mới đây tuyên bố rằng 20 năm nữa Việt Nam là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Làm sao mà giải thích được tượng đài mơ đẳng cấp thế giới treo đèn kết hoa ấy, được dựng nên bằng cát đá của hàng ngàn công trình hạ tầng đang sụp đổ, của những món nợ công khổng lồ mà nhiều đời con cháu Việt phải gánh trả hay một quốc gia bị tham nhũng đục ruỗng từng ngày đến mức ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước đã phải kêu lên "tham nhũng đang đe doạ chế độ".
Đẳng cấp thế giới của người Việt chắc chắn không là chuyện sở hữu các loại smartphone mới nhất, không phải là chen chân vào đoàn siêu xe với các triệu phú Việt kiều đi vòng quanh nước Mỹ mượn ý nghĩa Hoàng Sa -Trường Sa, không phải là đám đông thích giương cờ hò hét trong các trận bóng hay nguyện quan tâm đến sự sống chết của loài tê giác ở Châu Phi... Tôi tin là người Việt sẽ có một đẳng cấp thế giới khi thật sự biết đau xót từ chuyện già trẻ giành nhau những chiếc áo đi mưa, bốc hốt trong bữa tiệc buffet... cho đến biết tức giận và hành động trước nạn bạo hành con trẻ, biết quan tâm và chia sẻ việc đòi công lý những điều oan khuất vẫn hiện ra trên báo chí mỗi ngày.
Sự thượng đẳng nằm trong trái tim mình - nó đang bị giam cầm bởi sự chập choẻng bề ngoài như một thảm nạn của dân tộc. Sự chập choẻng ấy biến chúng ta thành một dân tộc thiếu sự trưởng thành. Đẳng cấp thượng đẳng của một dân tộc - nếu có - sẽ thật sự đánh thức từng người, rằng cuộc sống không chỉ cần riêng mình no đủ và nhởn nhơ vô tâm với cuộc sống thật chung quanh mình.
--------------------------------------------------
Về lời nhận định của ông Nguyễn Minh Triết
http://www.baomoi.com/Nguyen-chu-tich-nuoc-Nguyen-Minh-Triet-Tham-nhung-dang-de-doa-che-do/144/12926926.epi
Trên các bản tin, hình ảnh người Việt chen chúc nhau xếp hàng cùng các công dân Nhật, Singapore... để chờ mua chiếc Iphone 6 vừa ra mắt. Gương mặt của những công dân Việt Nam mệt mỏi nhưng đầy sự thoả mãn của sự hưởng thụ cảm giác bằng vai phải lứa cùng cường quốc năm châu.
Không biết từ lúc nào, khát vọng về một đẳng cấp thế giới đã ám ảnh người Việt từ sự khoe khoang sở hữu cho đến du lịch, bóng đá... Từng con người hoặc từng đám đông đang cố nhoài người tách ra khỏi thực tế của một quốc gia, chỉ để chứng minh rằng mình có một đẳng cấp thế giới.
Thật khó hiểu khi tiêu chuẩn để trở thành người được sáng danh trên các trang báo, là các nhân vật mua được sớm nhất các thiết bị điện tử có giá đắt đỏ vô lý. Người sở hữu chiếc Iphone có giá mua hơn cả một năm lương của người nghèo lại được tung nghênh hơn một người lao động làm ra của cải hay giúp đỡ cho người khác tương đương với số tiền ấy. Một ca sĩ không có giọng hát hay bài hát nào ra hồn lại được ca tụng như một hit pop-star chỉ vì có Iphone sớm nhất.
Vậy đó.
Thói đam mê ảo ảnh hơn người, như loại dục vọng không thể kềm nén nổi tầm quốc gia, căn bệnh "đẳng cấp thế giới" đang lồ lộ trên báo chí, truyền hình - mà ngay cả những bài viết ca ngợi những đẳng cấp đó, cũng không giấu nổi sự sôi sục thèm khát của chính người viết.
Giấc mơ đẳng cấp thế giới không chỉ xuất hiện ở chiếc Iphone hay mua được chiếc vé xem đá banh ở Nam Mỹ. Nó xuất hiện đôi khi trơ trẽn trong các bản tin về những người trẻ "gốc Việt" thành đạt trên thế giới.
Phải chăng sự khốn khó kéo dài dễ dẫn đến ảo giác về một huyền thoại chủng tộc Việt, khiến giới truyền thông hay chụp bắt các gương thành đạt của người Việt trong chính trị hay y khoa, thể thao, điện ảnh... ở nước ngoài như một điều tự hào dân tộc rất "chung và hiển nhiên" mà không cần biết điều kiện nào đưa những người Việt đó đến đích.
Tôi vẫn còn nhớ chuyện đạo diễn Kim Nguyễn ở Canada với phim War Witch được đề cử Oscar 2013. Báo chí Việt Nam trong căn bệnh thích có chân trong đẳng cấp thế giới đã tìm mọi cách để nhắc Kim Nguyễn về cội nguồn của anh. Kết cục là khi được hỏi anh có ý định nào làm phim với người Việt, xứ Việt hay không, Kim Nguyễn đã nói nhanh rằng "không" và giải thích rằng mình không thấy có mối liên hệ nào ràng buộc mình để phải làm vậy cả. Gần hơn, là chuyện cầu thủ trẻ Phạm Huy Tiến ở Romania. Sau khi tung hô rằng xứ sở của "người Việt mình" cũng có người "gốc Việt" đẳng cấp thế giới, báo chí cũng nhận được gáo nước lạnh từ chàng trai này là kiên quyết không quan tâm về nước thi đấu, dù được trãi thảm đỏ.
Trong những trận bóng của U19 vừa rồi, một bạn trẻ nhắn cho tôi rằng anh ta buồn chán vì thấy người Việt thật tệ trong việc ném chai nước, chiếu đèn vào cầu thủ Nhật khi họ thắng đội Việt Nam. Tôi đã phải nói rất nhiều để anh bạn đó phân biệt rõ: Yêu thể thao và khát vọng thượng đẳng là 2 điều khác nhau. Việc thù ghét kẻ vượt trội hơn mình trong thể thao hay văn hoá có thể bị coi là một cuộc đấu tranh giai cấp điên cuồng đáng khinh.
Tệ hơn nữa là sự thù ghét kẻ hơn mình lại khoác chiếc áo chủ nghĩa ái quốc cực đoan. Việc coi mình phải luôn hơn kẻ khác cũng là tiền đề dẫn đến sự bùng phát của chủ nghĩa Facist, từ chủng tộc thượng tôn Aryan. Đó là thảm hoạ. Tôi và anh bạn trẻ đó hẹn nhau ở những trận bóng tới, sẽ nhìn ngó xem bao nhiêu là người yêu thể thao và bao nhiêu là người chỉ là nhân danh.
Anh bạn trẻ nói với tôi rằng dẫu sao, người Việt cũng có một hành động đẹp là chia nhau lượm rác sau trận đấu. Tôi lại phải giải thích rằng hai trạng thái đó cũng khác nhau, và những nhóm người đó cũng khác nhau. Việc bắt chước hành động thượng đẳng của người Nhật trên sân vận động không hề chữa lành được việc làm nhơ nhuốc trước đó, khi thua trận bóng. Thậm chí nếu trong nhóm người nhặt rác đó có người đã ném chai, chiếu đèn... vào đội Nhật, nó cũng trình bày một hiện trạng của người Việt: phong trào thích bắt chước những hành động cao quý nhưng lộ rõ sự giả tạo bề ngoài, che đậy những trái tim không thượng đẳng.
Có lần, một anh bạn người Pháp hỏi tôi rằng "nước của anh tuyên bố có rất nhiều tiến sĩ nhưng sao lại rất ít bằng phát minh?" Thật khó mà giải thích được một cách ngắn gọn rằng đó chỉ là những tuyên ngôn trình diễn giấc mơ thượng đẳng của những người không màng trách nhiệm với đất nước. Nó giống như việc Viện trưởng Viện Kinh tế chiến lược VN –châu Á, ông Nguyễn Xuân Kiên mới đây tuyên bố rằng 20 năm nữa Việt Nam là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Làm sao mà giải thích được tượng đài mơ đẳng cấp thế giới treo đèn kết hoa ấy, được dựng nên bằng cát đá của hàng ngàn công trình hạ tầng đang sụp đổ, của những món nợ công khổng lồ mà nhiều đời con cháu Việt phải gánh trả hay một quốc gia bị tham nhũng đục ruỗng từng ngày đến mức ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước đã phải kêu lên "tham nhũng đang đe doạ chế độ".
Đẳng cấp thế giới của người Việt chắc chắn không là chuyện sở hữu các loại smartphone mới nhất, không phải là chen chân vào đoàn siêu xe với các triệu phú Việt kiều đi vòng quanh nước Mỹ mượn ý nghĩa Hoàng Sa -Trường Sa, không phải là đám đông thích giương cờ hò hét trong các trận bóng hay nguyện quan tâm đến sự sống chết của loài tê giác ở Châu Phi... Tôi tin là người Việt sẽ có một đẳng cấp thế giới khi thật sự biết đau xót từ chuyện già trẻ giành nhau những chiếc áo đi mưa, bốc hốt trong bữa tiệc buffet... cho đến biết tức giận và hành động trước nạn bạo hành con trẻ, biết quan tâm và chia sẻ việc đòi công lý những điều oan khuất vẫn hiện ra trên báo chí mỗi ngày.
Sự thượng đẳng nằm trong trái tim mình - nó đang bị giam cầm bởi sự chập choẻng bề ngoài như một thảm nạn của dân tộc. Sự chập choẻng ấy biến chúng ta thành một dân tộc thiếu sự trưởng thành. Đẳng cấp thượng đẳng của một dân tộc - nếu có - sẽ thật sự đánh thức từng người, rằng cuộc sống không chỉ cần riêng mình no đủ và nhởn nhơ vô tâm với cuộc sống thật chung quanh mình.
--------------------------------------------------
Về lời nhận định của ông Nguyễn Minh Triết
http://www.baomoi.com/Nguyen-chu-tich-nuoc-Nguyen-Minh-Triet-Tham-nhung-dang-de-doa-che-do/144/12926926.epi
Wednesday, September 17, 2014
Người Việt cần có một Aziz Nesin
Hầu như người Việt nào trên 35 tuổi, chắc cũng đều đã đọc qua hoặc ít nhất là đã nghe nói về Aziz Nesin (1915-1995), nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ. Lối viết văn của ông luôn trào phúng và mỉa mai về các vấn đề hiện thực xã hội - bề ngoài thì ngu ngơ nhưng lại đau thấu tận xương. Cũng chính vì vậy mà nhà văn gốc người Crimea-Tatar này từng vào tù ra khám nhiều lần theo lệnh của MAH (Cơ quan an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ) vì các vấn đề về quan điểm chính trị và có hành vi bị coi là tuyên truyền chống Nhà nước.
Tôi vẫn còn nhớ một truyện ngắn hết sức hóm hỉnh của ông, có tựa đề là Cái kính. Câu chuyện nhỏ đó nói về một người đàn ông vô danh sống trong xã hội đang bị lũng đoạn bởi có quá nhiều kẻ tuyên ngôn nhưng không biết mình đang nói gì, hoặc nói như một thói quen mị dân. Ông bị nhồi nhét vào đầu rằng ông đã có vấn đề về cái nhìn, bắt buộc phải mang kính để nhìn theo "định hướng". Cuộc đời ông bị lừa mị hết sự kiện này đến sự kiện khác. Cuối cùng một ngày nọ, vô tình bị vỡ kính, ông khám phá rằng mình có thể tự do nhìn thấy được mọi thứ - tự mình chứ không cần ai "định hướng" cả.
Câu chuyện được viết hơn nửa thế kỷ về trước, nhưng không cũ kỹ trong hành trang của con người thời hiện đại. Dĩ nhiên, với Việt Nam, thỉnh thoảng ta cũng vẫn bắt gặp lại những bài học như vậy.
Mới đây, trong câu chuyện thông báo về tỉ lệ thất nghiệp của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, đã gây không ít bàn tán trong dân chúng. Tỉ lệ thất nghiệp quý II/2014 của Việt Nam được xác định là 1,84% mở ra nhiều ý kiến tranh biện: Liệu con số đó đã phản ánh đúng một hiện trạng Việt Nam hay không? Bản thân việc công bố một con số đơn thuần dựa theo lý thuyết điều tra, mà không có phần mở rộng, dẫn giải đúng đằng sau con số đó, liệu có là một thái độ đúng của trí thức thật lòng với đất nước, dân tộc?
Cách tính về thất nghiệp có rất nhiều lý thuyết khác nhau. Lý thuyết kinh tế Marxist có cách tính khác, các học thuyết kinh tế tư bản cũng khác, thậm chí cứ vài năm, người ta lại tìm thấy một lý thuyết mới tái định nghĩa. Nhưng bằng cách nào đi nữa, ngôn ngữ và tư duy hiện đại chỉ có một mục đích là làm rõ hơn, chính xác hơn những gì đang diễn ra, chứ không phải là việc đưa ra một con số, bất chấp phía sau nó là những vùng mịt mờ về cuộc sống thật, chưa có lời giải.
Đừng bao giờ quên rằng từ khi lịch sử văn minh loài người con người phát minh ra khoa học thống kê, thì cũng là lúc họ xác định bản chất của kết quả thống kê luôn có sự biểu đạt nguỵ biện. Chính Joseph Stalin (1879-1953), một trong những ông tổ của chủ nghĩa Cộng sản cũng đã nói rằng "Cái chết của một cá nhân được coi là bi kịch, nhưng của một triệu người thì chỉ là con số thống kê mà thôi (A single death is a tragedy; a million deaths is a statistic). Thậm chí, câu nói của nhà chính trị Benjamin Disraeli (1804-1881), Đảng bảo thủ Anh còn quyết liệt hơn "Có 3 loại nói dối: đó là nói dối, nói dối một cách khốn nạn và con số thống kê" (There are three types of lies -- lies, damn lies, and statistics).
Mọi con số thống kê về thất nghiệp ở các quốc gia đang phát triển đều hết sức phức tạp, cần được diễn giải bằng hiện thực mang tính nhân văn với mọi khía cạnh nhiễu nhương đang có. Nó không thể đơn giản tính toán như ở một quốc gia phát triển đương thời. Thất nghiệp do không được thuê mướn (unemployment) và tự mình tổ chức công việc (self-employment) cũng như đóng thuế cá nhân (income tax) ở Mỹ, Đức, Pháp... Chắc chắn không thể giống như ở Việt Nam, Campuchia hay Ấn Độ. Những con số lạnh lùng không thể nói hết được hoàn cảnh của đám đông hay của một quốc gia nếu không có thêm phần thuyết minh trung thực.
Theo lời của bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam thì người Việt vốn dễ xoay sở mưu sinh, bao gồm ngành nghề nào cũng vậy, khó khăn thì ra bán trà đá hay chạy xe ôm, nên không thể thất nghiệp. Phiến diện, thì điều đó không sai. Cố gắng mưu sinh là bản lĩnh của người Việt Nam từ bao đời nay. Nhưng chúng ta cũng cần một cái nhìn thật sự Việt Nam cho người Việt Nam. Vì nếu tỉ lệ thất nghiệp chỉ là đơn thuần các con số, có lẽ người Việt từ thời thực dân Pháp là ít thất nghiệp nhất vì ai cũng có thể chọn lao động trong đồn điền cao su, đi lính cho Tây, làm ruộng tự cung tự cấp... không ai phải thất nghiệp cả.
Nếu cách tính tỉ lệ thất nghiệp chỉ là một con số tầm thường nhằm gây lạc quan, thì tiểu thuyết Ngựa người Người ngựa của Nguyễn Công Hoan cũng đã không còn tính tố cáo hiện thực xã hội, mà trở thành một tác phẩm tào lao, vì từ người phu kéo xe kiệt sức với đôi mắt mờ đục như trái nhãn đến cô gái điếm mệt mỏi nửa đêm - không có ai là thất nghiệp cả.
Điểm lại những công việc làm lây lất kiếm sống "bán trà đá hay chạy xe ôm" được Viện Khoa học Lao động và Xã hội nói đến, nó không là chuyện self-employment bình thường. Không có ai "thất nghiệp" vì bởi họ không có một hy vọng nào từ các hệ thống trợ cấp xã hội nhiêu khê, chứ không phải vì một nền kinh tế quốc gia sung túc và quá nhiều cơ hội. Và bản thân việc self-employment "bán trà đá hay chạy xe ôm" cũng luôn mơ hồ trong sự tồn tại hợp pháp của xã hội Việt Nam.
Những thứ được bà Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam tạm liệt kê, trong đó có 50% là hành rong. Nhưng 50% ấy đã bị khép trong luật, nghị định cấm bán hàng rong. 50% con số thống kê "không thất nghiệp" ấy đã không được công nhận và bị truy quét khắp các thành phố. Chărng hạn, chúng ta có câu chuyện một người bán hành rong bị Đội Trật tự phường 25, quận Bình Thạnh đánh đến bất tỉnh, vất bỏ bên vệ đường, tay vẫn bị còng như tội phạm vào cuối năm ngoái (2013). Hình ảnh đó cũng nên là một ví dụ về bất cập của việc xác định thế nào là "không thất nghiệp".
Những thứ chúng ta đang thấy, những thứ chúng ta đang nghe, đôi khi cũng cần được tự mình nhìn thấy và viết lại, nói lại và khẳng định lại bằng hiện thực lịch sử. Có lẽ không gì hơn lúc này là ngồi xuống, giở sách, đọc lại truyện ngắn Cái kính của Aziz Nesin. Ông đã đúc kết trong một ít con chữ nhưng tràn đầy gợi mở.
Trong bối cảnh mà mọi thứ của xã hội đang ngày càng căng thẳng, Việt Nam thật sự thiếu một Aziz Nesin để ghi lại từng chuyện với sự trào phúng và giúp tạo ra tiếng cười - bất luận tiếng cười kiểu gì - cho dù ẩn trong đó là sự tức giận hay buồn phiền buông bỏ.
-----------------------------------------------------
Phụ lục: Về trường hợp anh thanh niên bán hành rong Trịnh Xuân Tình bị sai nha Trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh hàng hung.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131208/dan-mang-phan-no-vu-trat-tu-do-thi-bi-to-danh-nguoi-ban-hang-rong-ngat-xiu.aspx
Tôi vẫn còn nhớ một truyện ngắn hết sức hóm hỉnh của ông, có tựa đề là Cái kính. Câu chuyện nhỏ đó nói về một người đàn ông vô danh sống trong xã hội đang bị lũng đoạn bởi có quá nhiều kẻ tuyên ngôn nhưng không biết mình đang nói gì, hoặc nói như một thói quen mị dân. Ông bị nhồi nhét vào đầu rằng ông đã có vấn đề về cái nhìn, bắt buộc phải mang kính để nhìn theo "định hướng". Cuộc đời ông bị lừa mị hết sự kiện này đến sự kiện khác. Cuối cùng một ngày nọ, vô tình bị vỡ kính, ông khám phá rằng mình có thể tự do nhìn thấy được mọi thứ - tự mình chứ không cần ai "định hướng" cả.
Câu chuyện được viết hơn nửa thế kỷ về trước, nhưng không cũ kỹ trong hành trang của con người thời hiện đại. Dĩ nhiên, với Việt Nam, thỉnh thoảng ta cũng vẫn bắt gặp lại những bài học như vậy.
Mới đây, trong câu chuyện thông báo về tỉ lệ thất nghiệp của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, đã gây không ít bàn tán trong dân chúng. Tỉ lệ thất nghiệp quý II/2014 của Việt Nam được xác định là 1,84% mở ra nhiều ý kiến tranh biện: Liệu con số đó đã phản ánh đúng một hiện trạng Việt Nam hay không? Bản thân việc công bố một con số đơn thuần dựa theo lý thuyết điều tra, mà không có phần mở rộng, dẫn giải đúng đằng sau con số đó, liệu có là một thái độ đúng của trí thức thật lòng với đất nước, dân tộc?
Cách tính về thất nghiệp có rất nhiều lý thuyết khác nhau. Lý thuyết kinh tế Marxist có cách tính khác, các học thuyết kinh tế tư bản cũng khác, thậm chí cứ vài năm, người ta lại tìm thấy một lý thuyết mới tái định nghĩa. Nhưng bằng cách nào đi nữa, ngôn ngữ và tư duy hiện đại chỉ có một mục đích là làm rõ hơn, chính xác hơn những gì đang diễn ra, chứ không phải là việc đưa ra một con số, bất chấp phía sau nó là những vùng mịt mờ về cuộc sống thật, chưa có lời giải.
Đừng bao giờ quên rằng từ khi lịch sử văn minh loài người con người phát minh ra khoa học thống kê, thì cũng là lúc họ xác định bản chất của kết quả thống kê luôn có sự biểu đạt nguỵ biện. Chính Joseph Stalin (1879-1953), một trong những ông tổ của chủ nghĩa Cộng sản cũng đã nói rằng "Cái chết của một cá nhân được coi là bi kịch, nhưng của một triệu người thì chỉ là con số thống kê mà thôi (A single death is a tragedy; a million deaths is a statistic). Thậm chí, câu nói của nhà chính trị Benjamin Disraeli (1804-1881), Đảng bảo thủ Anh còn quyết liệt hơn "Có 3 loại nói dối: đó là nói dối, nói dối một cách khốn nạn và con số thống kê" (There are three types of lies -- lies, damn lies, and statistics).
Mọi con số thống kê về thất nghiệp ở các quốc gia đang phát triển đều hết sức phức tạp, cần được diễn giải bằng hiện thực mang tính nhân văn với mọi khía cạnh nhiễu nhương đang có. Nó không thể đơn giản tính toán như ở một quốc gia phát triển đương thời. Thất nghiệp do không được thuê mướn (unemployment) và tự mình tổ chức công việc (self-employment) cũng như đóng thuế cá nhân (income tax) ở Mỹ, Đức, Pháp... Chắc chắn không thể giống như ở Việt Nam, Campuchia hay Ấn Độ. Những con số lạnh lùng không thể nói hết được hoàn cảnh của đám đông hay của một quốc gia nếu không có thêm phần thuyết minh trung thực.
Theo lời của bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam thì người Việt vốn dễ xoay sở mưu sinh, bao gồm ngành nghề nào cũng vậy, khó khăn thì ra bán trà đá hay chạy xe ôm, nên không thể thất nghiệp. Phiến diện, thì điều đó không sai. Cố gắng mưu sinh là bản lĩnh của người Việt Nam từ bao đời nay. Nhưng chúng ta cũng cần một cái nhìn thật sự Việt Nam cho người Việt Nam. Vì nếu tỉ lệ thất nghiệp chỉ là đơn thuần các con số, có lẽ người Việt từ thời thực dân Pháp là ít thất nghiệp nhất vì ai cũng có thể chọn lao động trong đồn điền cao su, đi lính cho Tây, làm ruộng tự cung tự cấp... không ai phải thất nghiệp cả.
Nếu cách tính tỉ lệ thất nghiệp chỉ là một con số tầm thường nhằm gây lạc quan, thì tiểu thuyết Ngựa người Người ngựa của Nguyễn Công Hoan cũng đã không còn tính tố cáo hiện thực xã hội, mà trở thành một tác phẩm tào lao, vì từ người phu kéo xe kiệt sức với đôi mắt mờ đục như trái nhãn đến cô gái điếm mệt mỏi nửa đêm - không có ai là thất nghiệp cả.
Điểm lại những công việc làm lây lất kiếm sống "bán trà đá hay chạy xe ôm" được Viện Khoa học Lao động và Xã hội nói đến, nó không là chuyện self-employment bình thường. Không có ai "thất nghiệp" vì bởi họ không có một hy vọng nào từ các hệ thống trợ cấp xã hội nhiêu khê, chứ không phải vì một nền kinh tế quốc gia sung túc và quá nhiều cơ hội. Và bản thân việc self-employment "bán trà đá hay chạy xe ôm" cũng luôn mơ hồ trong sự tồn tại hợp pháp của xã hội Việt Nam.
Những thứ được bà Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam tạm liệt kê, trong đó có 50% là hành rong. Nhưng 50% ấy đã bị khép trong luật, nghị định cấm bán hàng rong. 50% con số thống kê "không thất nghiệp" ấy đã không được công nhận và bị truy quét khắp các thành phố. Chărng hạn, chúng ta có câu chuyện một người bán hành rong bị Đội Trật tự phường 25, quận Bình Thạnh đánh đến bất tỉnh, vất bỏ bên vệ đường, tay vẫn bị còng như tội phạm vào cuối năm ngoái (2013). Hình ảnh đó cũng nên là một ví dụ về bất cập của việc xác định thế nào là "không thất nghiệp".
Những thứ chúng ta đang thấy, những thứ chúng ta đang nghe, đôi khi cũng cần được tự mình nhìn thấy và viết lại, nói lại và khẳng định lại bằng hiện thực lịch sử. Có lẽ không gì hơn lúc này là ngồi xuống, giở sách, đọc lại truyện ngắn Cái kính của Aziz Nesin. Ông đã đúc kết trong một ít con chữ nhưng tràn đầy gợi mở.
Trong bối cảnh mà mọi thứ của xã hội đang ngày càng căng thẳng, Việt Nam thật sự thiếu một Aziz Nesin để ghi lại từng chuyện với sự trào phúng và giúp tạo ra tiếng cười - bất luận tiếng cười kiểu gì - cho dù ẩn trong đó là sự tức giận hay buồn phiền buông bỏ.
-----------------------------------------------------
Phụ lục: Về trường hợp anh thanh niên bán hành rong Trịnh Xuân Tình bị sai nha Trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh hàng hung.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131208/dan-mang-phan-no-vu-trat-tu-do-thi-bi-to-danh-nguoi-ban-hang-rong-ngat-xiu.aspx
Friday, September 12, 2014
Vâng, dĩ nhiên chỉ là ánh sáng
Đợt triển lãm "Cải cách Ruộng đất" vừa khai mạc ngày 8 tháng 9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, đã đột ngột đóng cửa 2 ngày sau đó, với lời giải thích rằng "trục trặc kỹ thuật về ánh sáng".
Buổi triển lãm ở bảo tàng vào ngày cuối cùng, được mô tả là tràn ngập các nông dân miền Bắc mất đất vào xem, theo một lời mời tinh nghịch và cũng hết sức thông minh từ trang blog Xuân Việt Nam.
Trong bản video ghi lại, người ta nhìn thấy sự hốt hoảng của các nhân viên bảo tàng khi cố gắng ngăn chận những nông dân này vào xem một cuộc triển lãm công cộng. Rõ là các nhà tổ chức, đang vinh danh cho một chiến dịch về đất đai của Đảng lãnh đạo, đã cảm thấy mắc nghẹn khi bất ngờ gặp phải những hình ảnh đối chiếu sống động và quá sắc cạnh.
Trong lịch sử, Đảng Lao Động Việt Nam dưới quyền chỉ huy của ông Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc cách mạng điền địa kéo dài 11 năm (từ 1946 đến 1957), tịch thu của cải và vườn tược của hàng trăm ngàn người ở miền Bắc Việt Nam, chuyển qua cho Nhà nước quản lý. Nhưng kể từ cuộc cách mạng đó, người ta chứng kiến đến nhiều thập niên sau, là quan chức và nhiều tầng lớp cán bộ, đảng viên Cộng sản lại giàu có hơn gấp triệu lần những người bị đấu tố trong quá khứ. Họ "địa chủ" hơn, "tư bản" hơn và đáng bị đấu tố hơn bao giờ hết.
Vâng, vấn đề chỉ là ánh sáng. Sự có mặt của những nông dân Việt Nam lang thang khắp các cơ quan công quyền, cầm trên tay những xấp đơn rách nát vì mưa gió để cầu xin công lý cho đất đai tổ tiên đã mất vào tay các "nhóm lợi ích" đầy quyền lực từ Đảng, chính là một ánh sáng của sự thật. Ánh sáng đối chiếu đó làm run sợ mọi ngôn luận cực hữu, bao gồm sự thô bỉ mạt hạng như lời phát biểu của ông giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia "không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử".
Không chỉ sai lầm có tính lịch sử vừa được nhắc tới, mà hiện tại cũng đã đang rầm rộ trình diễn sự tối tăm đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Tháng 5/2012, hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các bản báo cáo mở ra một khung cảnh Việt Nam tan nát: trong số hàng triệu các đơn khiếu kiện, kêu oan, tố cáo... Có đến 70% là liên quan về đất đai. Các con số này chưa bao giờ lạc hậu. Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ cho năm 2013, thì trung bình có 120.000 vụ/năm đệ đơn khiếu nại, tố cáo... về đất đai.
Chiến dịch Cải cách Ruộng đất đẫm máu trong lịch sử đã được chính quyền miền Bắc tuyên bố nhận sai, sửa sai. Nhưng thông tin minh bạch về một nửa Việt Nam kinh hoàng trong những ngày tháng đó, phần nhiều chỉ tìm thấy trong các bản tin không chính thức.
Việt Nam cũng có một ngày phụ nữ Việt Nam nhưng bao giờ có ai dám nhắc đến tên bà Cát Hạnh Long (Nguyễn Thị Năm) trong ngày Phụ nữ vinh quang ấy - người đã từng nuôi giấu ông Hồ Chí Minh, nhưng cũng là người bị giết đầu tiên trong chiến dịch ghê sợ này. Và cũng nửa thế kỷ trôi qua, người ta chưa bao giờ thấy một Đài tưởng niệm những nạn nhân Cải Cách Ruộng đất được hình thành. So với số lượng những nghĩa trang và đài tưởng niệm lính Trung Quốc ở Việt Nam, những linh hồn đồng bào Việt chắc chắn có quyền hờn tủi. Hãy tự hỏi, phải chăng chúng ta đã có và luôn chấp nhận một đoạn lịch sử tối tăm và thiếu ánh sáng?
Trong những ý kiến cực hữu tìm thấy trong các cuộc tranh cãi do cuộc triển lãm này mở ra, có ý cho rằng mọi phản ứng mang tính bất bình về chính sách Cải cách Ruộng đất trong quá khứ chỉ là "phong trào", và những người lên tiếng không có liên hệ trực tiếp nào đến sự kiện đó cả. Những lập luận này cho thấy thái độ chưa đủ chân thành và thẳng thắn của Nhà nước trong việc nhìn nhận lịch sử, đã tạo cơ hội cho những suy nghĩ giòi bọ vô lương tâm đến đồng bào mình. Loại người mà ngạn ngữ Nga vẫn hay trả lời với đại ý rằng "chỉ có loại heo chết mới không bàn đến nước sôi luộc thịt".
Cuộc triển lãm đóng cửa vì lý do ánh sáng, hay nói một cách khác là vết thương cũ đã hơn nửa thế kỷ lại bộc phát do thiếu minh bạch.
Bóng ma của câu chuyện Cải cách Ruộng đất vẫn còn ám ảnh, một khi cái gọi là sửa sai, nhận sai chưa đủ thuyết phục. Dù đó là giọt nước mắt xin lỗi hay hình thức đền bù theo kiểu chương hồi. Nói ám ảnh là không quá đáng, theo hồ sơ công bố của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, hiện tại chỉ trong 4 năm mà miền Nam đã có hơn nửa triệu đơn tố cáo, kêu oan... về đất đai. Có hay không một cuộc Cải cách Ruộng đất với hình thức khác đã chuyển từ Bắc vào Nam?
Cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất hôm nay đóng cửa vì thiếu ánh sáng, nhưng rồi có thể sẽ quay lại bằng một ánh sáng khác, một ngày nào đó. Và chúng ta cũng mong những vấn nạn về đất đai hôm qua cũng như hiện tại rồi sẽ được soi chiếu bằng một ánh sáng khác. Vâng, tất cả chỉ là chuyện ánh sáng mà thôi.
Buổi triển lãm ở bảo tàng vào ngày cuối cùng, được mô tả là tràn ngập các nông dân miền Bắc mất đất vào xem, theo một lời mời tinh nghịch và cũng hết sức thông minh từ trang blog Xuân Việt Nam.
Trong bản video ghi lại, người ta nhìn thấy sự hốt hoảng của các nhân viên bảo tàng khi cố gắng ngăn chận những nông dân này vào xem một cuộc triển lãm công cộng. Rõ là các nhà tổ chức, đang vinh danh cho một chiến dịch về đất đai của Đảng lãnh đạo, đã cảm thấy mắc nghẹn khi bất ngờ gặp phải những hình ảnh đối chiếu sống động và quá sắc cạnh.
Trong lịch sử, Đảng Lao Động Việt Nam dưới quyền chỉ huy của ông Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc cách mạng điền địa kéo dài 11 năm (từ 1946 đến 1957), tịch thu của cải và vườn tược của hàng trăm ngàn người ở miền Bắc Việt Nam, chuyển qua cho Nhà nước quản lý. Nhưng kể từ cuộc cách mạng đó, người ta chứng kiến đến nhiều thập niên sau, là quan chức và nhiều tầng lớp cán bộ, đảng viên Cộng sản lại giàu có hơn gấp triệu lần những người bị đấu tố trong quá khứ. Họ "địa chủ" hơn, "tư bản" hơn và đáng bị đấu tố hơn bao giờ hết.
Vâng, vấn đề chỉ là ánh sáng. Sự có mặt của những nông dân Việt Nam lang thang khắp các cơ quan công quyền, cầm trên tay những xấp đơn rách nát vì mưa gió để cầu xin công lý cho đất đai tổ tiên đã mất vào tay các "nhóm lợi ích" đầy quyền lực từ Đảng, chính là một ánh sáng của sự thật. Ánh sáng đối chiếu đó làm run sợ mọi ngôn luận cực hữu, bao gồm sự thô bỉ mạt hạng như lời phát biểu của ông giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia "không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử".
Không chỉ sai lầm có tính lịch sử vừa được nhắc tới, mà hiện tại cũng đã đang rầm rộ trình diễn sự tối tăm đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Tháng 5/2012, hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các bản báo cáo mở ra một khung cảnh Việt Nam tan nát: trong số hàng triệu các đơn khiếu kiện, kêu oan, tố cáo... Có đến 70% là liên quan về đất đai. Các con số này chưa bao giờ lạc hậu. Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ cho năm 2013, thì trung bình có 120.000 vụ/năm đệ đơn khiếu nại, tố cáo... về đất đai.
Chiến dịch Cải cách Ruộng đất đẫm máu trong lịch sử đã được chính quyền miền Bắc tuyên bố nhận sai, sửa sai. Nhưng thông tin minh bạch về một nửa Việt Nam kinh hoàng trong những ngày tháng đó, phần nhiều chỉ tìm thấy trong các bản tin không chính thức.
Việt Nam cũng có một ngày phụ nữ Việt Nam nhưng bao giờ có ai dám nhắc đến tên bà Cát Hạnh Long (Nguyễn Thị Năm) trong ngày Phụ nữ vinh quang ấy - người đã từng nuôi giấu ông Hồ Chí Minh, nhưng cũng là người bị giết đầu tiên trong chiến dịch ghê sợ này. Và cũng nửa thế kỷ trôi qua, người ta chưa bao giờ thấy một Đài tưởng niệm những nạn nhân Cải Cách Ruộng đất được hình thành. So với số lượng những nghĩa trang và đài tưởng niệm lính Trung Quốc ở Việt Nam, những linh hồn đồng bào Việt chắc chắn có quyền hờn tủi. Hãy tự hỏi, phải chăng chúng ta đã có và luôn chấp nhận một đoạn lịch sử tối tăm và thiếu ánh sáng?
Trong những ý kiến cực hữu tìm thấy trong các cuộc tranh cãi do cuộc triển lãm này mở ra, có ý cho rằng mọi phản ứng mang tính bất bình về chính sách Cải cách Ruộng đất trong quá khứ chỉ là "phong trào", và những người lên tiếng không có liên hệ trực tiếp nào đến sự kiện đó cả. Những lập luận này cho thấy thái độ chưa đủ chân thành và thẳng thắn của Nhà nước trong việc nhìn nhận lịch sử, đã tạo cơ hội cho những suy nghĩ giòi bọ vô lương tâm đến đồng bào mình. Loại người mà ngạn ngữ Nga vẫn hay trả lời với đại ý rằng "chỉ có loại heo chết mới không bàn đến nước sôi luộc thịt".
Cuộc triển lãm đóng cửa vì lý do ánh sáng, hay nói một cách khác là vết thương cũ đã hơn nửa thế kỷ lại bộc phát do thiếu minh bạch.
Bóng ma của câu chuyện Cải cách Ruộng đất vẫn còn ám ảnh, một khi cái gọi là sửa sai, nhận sai chưa đủ thuyết phục. Dù đó là giọt nước mắt xin lỗi hay hình thức đền bù theo kiểu chương hồi. Nói ám ảnh là không quá đáng, theo hồ sơ công bố của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, hiện tại chỉ trong 4 năm mà miền Nam đã có hơn nửa triệu đơn tố cáo, kêu oan... về đất đai. Có hay không một cuộc Cải cách Ruộng đất với hình thức khác đã chuyển từ Bắc vào Nam?
Cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất hôm nay đóng cửa vì thiếu ánh sáng, nhưng rồi có thể sẽ quay lại bằng một ánh sáng khác, một ngày nào đó. Và chúng ta cũng mong những vấn nạn về đất đai hôm qua cũng như hiện tại rồi sẽ được soi chiếu bằng một ánh sáng khác. Vâng, tất cả chỉ là chuyện ánh sáng mà thôi.
Tuesday, September 9, 2014
Trung Thu, trong một phút giây
Đoàn làm phim thời sự giàn giá kéo đến một trường tiểu học. Tết Trung Thu là một trong những dịp quan trọng cần ghi lại hình ảnh con nít Việt Nam ở xứ người được học về văn hoá cội nguồn như thế nào.
Một nhóm trẻ em của trường tiểu học giúp dạy tiếng Việt ở Wesminter, Mỹ, được chọn ăn mặc tươm tất, đánh răng chùi mũi cẩn thận để lên hình. Gia đình hồi hộp đứng xa xa theo dõi. Mấy đứa con nít lô nhô mặc áo dài khăn đống, đẹp như ngày Tết cuối năm.
Cô xướng ngôn viên giới thiệu, sau đó, bước vào phần phỏng vấn. Một em coi là lanh lợi nhất được đẩy tới.
"Con có biết Tết Trung Thu là gì không?". Thằng nhỏ có vẻ suông sẻ ngay câu đầu, nhưng kế đến là ngắc ngứ.
"Con có biết chơi lồng đèn không?"
"Dạ không"
Dĩ nhiên, con nít ở Mỹ hiếm khi nào được cầm một cái lồng đèn chạy tung tăng. Nếu có thì cũng ít khi đốt đèn cầy vì sợ cháy phỏng, sợ hoả hoạn... Ít xui thì cháy nhà mình, còn xui hơn thì cháy nhà hàng xóm, nên ở chợ có bán thì cũng là lồng đèn có nhạc và đèn chạy pin của Trung Quốc cho nó lành.
"Con có biết chú Cuội, cô Hằng Nga không."
"Dạ không"
Trong các trường dạy tiếng Việt cho con nít, những bài học về Mỵ Nương, Âu Cơ - Lạc Long Quân... đã làm khó các ông thầy bà cô không biết bao nhiêu mà kể vì phải đối diện với các thắc mắc trẻ con. Suy nghĩ thực tế được dạy từ mẫu giáo của một quốc gia đầy lý trí, đã khiến chúng đòi thầy cô làm rõ chuyện kể cổ tích giải trí và lịch sử. Dĩ nhiên một con rùa biết nói chuyện và một người phụ nữ có thể sinh ra một lúc 100 đứa con chỉ có thể là cổ tích nghe cho vui mà thôi, chứ không thể là chuyện nằm lòng về việc khai sinh một dân tộc. Thậm chí, đã có cô giáo được con nít hỏi rằng chú Cuội có đi 'restroom' không, tức đi vệ sinh không.
"Con có ăn bánh Trung Thu không?"
"Dạ không"
Dĩ nhiên bánh Trung Thu có bán đầy ở các chợ, nhưng con nít cũng ít khi nào được ăn vì bị coi là nhiều đường quá, không tốt cho sức khoẻ trẻ em. Trong một quốc gia có đến 29 triệu người bị bệnh tiểu đường, và căn bệnh này là 1 trong 7 nguyên nhân tử vong thì cha mẹ Mỹ hay Việt đều ngán cả.
Buổi phỏng vấn kể như thất bại. Ngày lễ Trung Thu diễn ra, thầy phụ trách bối rối giải bày rằng họ cố gắng làm mọi cách để trẻ em Việt không quên nguồn gốc của mình. "Kể cả với những đứa trẻ rồi sẽ quên quê hương một ngày nào đó", ông thầy gầy gò giải thích bằng thứ tiếng Việt cũng không còn suông. Thậm chí các sinh hoạt cũng nhằm để không bị đánh lẫn với người Tàu trong mắt người Mỹ.
"Đây là ngày hội trăng của người Tàu hả thầy?", một đứa nhỏ hỏi. Ông thầy cố gắng phân biệt, trầy trật "Đừng lẫn lộn nha, chúng ta là người Việt. Tết Trung Thu của Tàu là Chinese Full Moon Festival, còn của mình là Moon Festival nha". Sáng hôm sau, mấy đứa nhỏ đi học, khoe với cô giáo Mỹ rằng vừa ăn Tết Trung Thu, cô giáo cười thân thiện "à, Chinese Full Moon Festival à?" Mấy đứa nhỏ ngơ ngác, lao xao, giành giật ngôn ngữ với cô giáo.
Nếu là khán giả, có thể bạn sẽ mỉm cười khi thấy ở đó là một hình ảnh soi chiếu cho một điều gì đó buồn bã và hết sức mong manh.
Mùa Trung Thu năm nay ở Việt Nam cũng có vẻ rộn ràng hơn khi khi các đầu nậu nhập hàng lồng đèn Trung Quốc đã chựng lại vì căng thẳng biên giới giữa hai nước. Dân làm nghề lồng đèn trong nước mừng húm, ra tay trổ nghề. Những con phố lồng đèn trong quận 5, quận 11... làm ăn ráo riết. Những con đường sáng lung linh với cá, tôm kiểu Việt Nam. Khách vãn cảnh cũng đi xem nườm nượp.
Người người đi vãn cảnh Tết của trẻ em vẫn là chính, hơn là mua bán. Đồng tiền thời khó khăn này đang cần được dè xẻn hết mức. Điều này có thể thấy rõ trong ánh mắt tiếc nuối của phụ huynh, quay đi và dỗ dành con trẻ về chiếc lồng đèn quá tầm tay. Cũng như những cái bánh Trung Thu đắt tiền nhất thường là mơ ước của trẻ con thôi, do bố mẹ phải chắt bóp để mua tặng các mối quan hệ người lớn.
Một bà mẹ trẻ chở hai đứa con nhỏ đi xem lồng đèn. Có lẽ là lần đầu tiên chúng được chứng kiến lồng đèn đẹp như vậy. Mắt chúng tròn xoe, miệng không thể khép lại được trước các hình dạng lấp lánh như cổ tích. Bên cạnh các mẫu đèn quen thuộc, năm nay Việt Nam phát sinh kiểu đèn Trung Thu có hình hoặc khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường Sa. Loại lồng đèn này thì người lớn có vẻ tâm đắc hơn trẻ con, nhưng báo chí thì khen ngợi dữ lắm.
Một đứa bé chỉ tay, đòi mua một cái lồng đèn. Ông bố cười, chỉ vào lồng đèn Hoàng Sa "mua cái này nhé?". Đứa bé lắc đầu, đòi mua bằng được lồng đèn có hình mèo. Trẻ con vẫn thực tế, chúng chỉ thích những gì chúng biết và gần gũi, chạm vào được hơn là những điều chỉ có trong suy nghĩ.
Trong ánh sáng huyền ảo của một ngày Trung Thu mưa gió nhiều hơn trăng đi qua, nếu bạn là khán giả, bạn sẽ mỉm cười khi thấy ở đó là một hình ảnh soi chiếu cho một điều gì đó buồn bã và hết sức mong manh.
Một nhóm trẻ em của trường tiểu học giúp dạy tiếng Việt ở Wesminter, Mỹ, được chọn ăn mặc tươm tất, đánh răng chùi mũi cẩn thận để lên hình. Gia đình hồi hộp đứng xa xa theo dõi. Mấy đứa con nít lô nhô mặc áo dài khăn đống, đẹp như ngày Tết cuối năm.
Cô xướng ngôn viên giới thiệu, sau đó, bước vào phần phỏng vấn. Một em coi là lanh lợi nhất được đẩy tới.
"Con có biết Tết Trung Thu là gì không?". Thằng nhỏ có vẻ suông sẻ ngay câu đầu, nhưng kế đến là ngắc ngứ.
"Con có biết chơi lồng đèn không?"
"Dạ không"
Dĩ nhiên, con nít ở Mỹ hiếm khi nào được cầm một cái lồng đèn chạy tung tăng. Nếu có thì cũng ít khi đốt đèn cầy vì sợ cháy phỏng, sợ hoả hoạn... Ít xui thì cháy nhà mình, còn xui hơn thì cháy nhà hàng xóm, nên ở chợ có bán thì cũng là lồng đèn có nhạc và đèn chạy pin của Trung Quốc cho nó lành.
"Con có biết chú Cuội, cô Hằng Nga không."
"Dạ không"
Trong các trường dạy tiếng Việt cho con nít, những bài học về Mỵ Nương, Âu Cơ - Lạc Long Quân... đã làm khó các ông thầy bà cô không biết bao nhiêu mà kể vì phải đối diện với các thắc mắc trẻ con. Suy nghĩ thực tế được dạy từ mẫu giáo của một quốc gia đầy lý trí, đã khiến chúng đòi thầy cô làm rõ chuyện kể cổ tích giải trí và lịch sử. Dĩ nhiên một con rùa biết nói chuyện và một người phụ nữ có thể sinh ra một lúc 100 đứa con chỉ có thể là cổ tích nghe cho vui mà thôi, chứ không thể là chuyện nằm lòng về việc khai sinh một dân tộc. Thậm chí, đã có cô giáo được con nít hỏi rằng chú Cuội có đi 'restroom' không, tức đi vệ sinh không.
"Con có ăn bánh Trung Thu không?"
"Dạ không"
Dĩ nhiên bánh Trung Thu có bán đầy ở các chợ, nhưng con nít cũng ít khi nào được ăn vì bị coi là nhiều đường quá, không tốt cho sức khoẻ trẻ em. Trong một quốc gia có đến 29 triệu người bị bệnh tiểu đường, và căn bệnh này là 1 trong 7 nguyên nhân tử vong thì cha mẹ Mỹ hay Việt đều ngán cả.
Buổi phỏng vấn kể như thất bại. Ngày lễ Trung Thu diễn ra, thầy phụ trách bối rối giải bày rằng họ cố gắng làm mọi cách để trẻ em Việt không quên nguồn gốc của mình. "Kể cả với những đứa trẻ rồi sẽ quên quê hương một ngày nào đó", ông thầy gầy gò giải thích bằng thứ tiếng Việt cũng không còn suông. Thậm chí các sinh hoạt cũng nhằm để không bị đánh lẫn với người Tàu trong mắt người Mỹ.
"Đây là ngày hội trăng của người Tàu hả thầy?", một đứa nhỏ hỏi. Ông thầy cố gắng phân biệt, trầy trật "Đừng lẫn lộn nha, chúng ta là người Việt. Tết Trung Thu của Tàu là Chinese Full Moon Festival, còn của mình là Moon Festival nha". Sáng hôm sau, mấy đứa nhỏ đi học, khoe với cô giáo Mỹ rằng vừa ăn Tết Trung Thu, cô giáo cười thân thiện "à, Chinese Full Moon Festival à?" Mấy đứa nhỏ ngơ ngác, lao xao, giành giật ngôn ngữ với cô giáo.
Nếu là khán giả, có thể bạn sẽ mỉm cười khi thấy ở đó là một hình ảnh soi chiếu cho một điều gì đó buồn bã và hết sức mong manh.
Mùa Trung Thu năm nay ở Việt Nam cũng có vẻ rộn ràng hơn khi khi các đầu nậu nhập hàng lồng đèn Trung Quốc đã chựng lại vì căng thẳng biên giới giữa hai nước. Dân làm nghề lồng đèn trong nước mừng húm, ra tay trổ nghề. Những con phố lồng đèn trong quận 5, quận 11... làm ăn ráo riết. Những con đường sáng lung linh với cá, tôm kiểu Việt Nam. Khách vãn cảnh cũng đi xem nườm nượp.
Người người đi vãn cảnh Tết của trẻ em vẫn là chính, hơn là mua bán. Đồng tiền thời khó khăn này đang cần được dè xẻn hết mức. Điều này có thể thấy rõ trong ánh mắt tiếc nuối của phụ huynh, quay đi và dỗ dành con trẻ về chiếc lồng đèn quá tầm tay. Cũng như những cái bánh Trung Thu đắt tiền nhất thường là mơ ước của trẻ con thôi, do bố mẹ phải chắt bóp để mua tặng các mối quan hệ người lớn.
Một bà mẹ trẻ chở hai đứa con nhỏ đi xem lồng đèn. Có lẽ là lần đầu tiên chúng được chứng kiến lồng đèn đẹp như vậy. Mắt chúng tròn xoe, miệng không thể khép lại được trước các hình dạng lấp lánh như cổ tích. Bên cạnh các mẫu đèn quen thuộc, năm nay Việt Nam phát sinh kiểu đèn Trung Thu có hình hoặc khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường Sa. Loại lồng đèn này thì người lớn có vẻ tâm đắc hơn trẻ con, nhưng báo chí thì khen ngợi dữ lắm.
Một đứa bé chỉ tay, đòi mua một cái lồng đèn. Ông bố cười, chỉ vào lồng đèn Hoàng Sa "mua cái này nhé?". Đứa bé lắc đầu, đòi mua bằng được lồng đèn có hình mèo. Trẻ con vẫn thực tế, chúng chỉ thích những gì chúng biết và gần gũi, chạm vào được hơn là những điều chỉ có trong suy nghĩ.
Trong ánh sáng huyền ảo của một ngày Trung Thu mưa gió nhiều hơn trăng đi qua, nếu bạn là khán giả, bạn sẽ mỉm cười khi thấy ở đó là một hình ảnh soi chiếu cho một điều gì đó buồn bã và hết sức mong manh.
Wednesday, September 3, 2014
Nhớ và quên
Có một câu chuyện tôi chưa từng kể với ai. Câu chuyện vẫn thỉnh thoảng gợi nhớ về những ngày đầu tiên tôi bị lôi xềnh xệch vào một xã hội chính trị, lôi vào một thế giới mà tôi luôn loạng choạng đứng ở lằn ranh mong manh, giữa những điều vĩ đại nhất hoặc ô trọc nhất.
1997, lần đầu tiên tôi bị an ninh đưa đi làm việc vì những lá thư mà tôi chuyển giùm cho mẹ của một người bạn. Nhiều năm sau tôi mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của người phụ nữ ấy, bà Trần Thị Thức, phu nhân của ông Đoàn Viết Hoạt. Đó là một trong những vụ án chính trị đầu tiên của Việt Nam những ngày đầu mở cửa, có cái tên là vụ án Diễn Đàn Tự Do. So với facebook hôm nay, cái bản tin chia sẻ tin tức xã hội chính trị ấy chỉ là hạng chấm phẩy. Nhưng vào năm tháng đó, nó là một trái bom.
Tôi biết lờ mờ những cái tên Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc... qua những bì thư mà tôi được nhờ đi gửi minh bạch qua bưu điện thay cho cô Thức và những người bạn của cô. Có khi đó là một phần của tờ Thông Luận, hoặc một tâm thư của ai đó trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũ. Tôi coi mọi thứ đó là chuyện thư tín bình thường, cũng như cô Thức đơn giản chỉ là mẹ của người bạn cùng tên, nhỏ tuổi hơn mà chúng tôi gặp nhau trong khoa Anh ngữ, Đại học Tổng Hợp lúc đó.
Không ít lâu sau, tôi đối diện với việc một đợt điều tra của an ninh Việt Nam về những bức thư đó. Sau nhiều ngày thẩm vấn, do cuối cùng nhận ra tôi chỉ là một thằng nhóc sinh viên không đảng phái, thích làm chuyện bao đồng, phía an ninh dịu giọng và chuyển tôi vào dạng giáo dục tư tưởng. Hồ sơ tiết lộ tôi là một sinh viên khoa báo chí, nên phía an ninh quyết định để tôi nói chuyện với một người lớn tuổi hơn, cùng trong nghề báo.
Cuộc gặp gỡ diễn ra ở số 258 Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn. Người chủ trì là anh Hải, đại uý PA25, còn người đến để giáo dục tư tưởng cho tôi là nhà báo Đoàn Thạch Hãn, lúc đó là cây viết của báo Công An TP với số ấn bản ngất trời 500.000 số/kỳ.
Hôm đó, phía công an nói rất ít, nhường lời cho anh Hãn, một người dáng thô, khoẻ, nói giọng miền Trung Việt Nam.
Anh Hãn nói với tôi rất nhiều thứ về chính trị, tư tưởng, mà thật lòng, tôi bỏ ngoài tai hầu hết. Chỉ đến khi anh hỏi rằng "Em có biết trước đây anh là gì không?". Câu chuyện trở thành phần giới thiệu về anh Hãn, là người sống trong chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Hoà, từng là một cây viết của báo Điện Tín. Sau này tôi còn được biết thêm anh Hãn, với ngày 30-4-75 là cột mốc tác động nhiều thứ đến đời anh, kể cả tù tội, khiến hôm nay anh như thế này.
Anh Hải, công an quê ở Củ Chi có đôi mắt đẹp và giọng nói mềm mỏng xin ngắt lời anh Hãn, và kể rằng vào giờ phút anh Hãn tuyệt vọng nhất, cán bộ cách mạng tìm thấy anh ở đường rầy xe lửa như định chọn cái chết. Cán bộ thuyết phục và khuyên giải nên anh Hãn đã hồi tâm và hôm nay trở thành một công dân tốt, phục vụ cho chế độ, đất nước. "Em nên coi chuyện anh Hãn như một tấm gương để sống và phục vụ cho tổ quốc", anh Hải nói.
Tôi nhìn sang anh Hãn, hai ánh mắt chạm nhau im lặng, vô hồn. Anh không nói gì, tôi cũng không nói gì. Tôi không biết câu chuyện đó của anh Đoàn Thạch Hãn có thật hay không, nhưng trong suy nghĩ của tôi lúc đó chỉ là không biết buổi làm việc hôm nay có kịp cho tôi lao đến Đại học Tổng hợp sau giờ lên lớp chiều, rồi qua Nhạc Viện cho giờ học kế hay không.
Nhiều năm sau đó, tôi không gặp lại nhà báo Đoàn Thạch Hãn, mà chỉ thấy qua các bài viết của anh trên báo Công an TP. Là một người có máu văn nghệ, tôi đọc rất nhiều các bài viết của anh về Khánh Ly, về Duyên Anh... Thậm chí cả những bài viết hoàn toàn đầy chính trị về những người không chấp nhận Cộng sản mà ra đi. Trong giai đoạn chỉ có một tờ báo với một giọng điệu nói mà không có nơi phản hồi, anh là một cây viết sáng giá, lấp lánh như một bảo đao. Văn của anh lạnh và khinh miệt khi nói về những người cùng thời với mình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, bỏ nhiều thời gian để đi tìm hiểu về sự sắc bén của anh Hãn, để cuối cùng tâm nguyện rằng, dù phải chết, tôi cũng không chọn nghề viết, như cách của anh.
Có lẽ đã phí thời giờ của anh Hãn vào một ngày của năm 1997, năm mà rất nhiều người Hồng Kông đã không xuất ngoại vì bị thuyết phục rằng Trung Cộng sẽ đối xử với vùng đất của mình tử tế, rất tiếc, tôi muốn mình khác.
Bất ngờ tôi nghe tin nhà báo Đoàn Thạch Hãn mất vào một ngày tháng 9/2014. Đời người vinh quang hay tủi nhục có lúc rồi cũng đến điểm cuối cùng là phu du, vô nghĩa. Tất cả những kỷ niệm của tôi bật ra. Trên các trang blog hay facebook, tôi đọc nhiều điều tranh cãi về anh, có lẽ vì anh là một nhà báo lớn hoặc anh có quá nhiều bạn bè lẫn kẻ thù. Trên đất nước này, cũng có hàng triệu người như nhà báo Đoàn Thạch Hãn nằm xuống và lại gây tranh cãi - bởi đất nước của chúng ta là một phác đồ của nghịch cảnh, phác đồ của mỗi cá nhân bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho các nền chính trị đã điều khiến dân tộc này, chưa thấy đủ yêu thương đã ngập hận thù.
Tất cả chúng ta đã hoặc đang là nạn nhân của chính trị. Nhưng chắc chắn chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể chối cãi trong những bước đi của đời mình. Tôi cũng vậy, và anh cũng vậy.
Trên facebook của nhà báo Huỳnh ngọc Chênh, tôi thấy anh ghi lại một mẩu trò chuyện với nhà báo Đoàn Thạch Hãn rất thú vị. Trong đó, câu nói đáng nhớ của anh Hãn rằng "mình rất tiếc đã tự bôi đen đời mình quá nhiều", khi nhắc đến những gì đã làm, đã viết. Trong ký ức cỏn con ập về, tôi nhớ lại những bài báo của anh Đoàn Thạch Hãn viết về văn nghệ sĩ đã tị nạn, về những cộng đồng Việt ngoài Việt Nam với khả năng nhuần nhuyễn của ngợi ca và phỉ báng. Tôi cũng nhớ đến đất nước này, với nhiều con người tự thú điều bí mật vào những phút cuối đời. Tôi cũng nghĩ về một ngày rất cũ, rằng không biết anh có thật sự muốn tôi học bài học ngày hôm ấy, trước mặt viên sĩ quan PA25 hay không. Nhưng mẩu đối thoại từ facebook của anh Huỳnh Ngọc Chênh, là phần kết quý báu của bài học mà tôi nhận được từ nhà báo Đoàn Thạch Hãn, cho việc chọn một lẽ sống đúng trên đất nước này.
Người Việt hay nói đến câu "nghĩa tử là nghĩa tận" để bày tỏ sự hoà ái cho một người đã ra đi. Nhưng "tận" không hoàn toàn có nghĩa là hết hẳn. Nếu chúng ta im lặng và chối bỏ những gì đã có, và chôn vào quên lãng tất cả là giả dối và khốn nạn với lịch sử con người. Đúng là có những thứ cần phải quên, nhưng có những thứ cần phải nhớ. Thậm chí chính người đã mất cũng ước muốn chúng ta phải nhớ.
Nhớ, để đó là một bài học dành cho chúng ta về kiêu hãnh hay điếm nhục trong cuộc sống, nhưng hãy quên, vì độ lượng thứ tha trong trái tim của mỗi con người, để chia sẻ về những điều cay đắng thầm kín của người dành lại, trong gia tài khốn khó của quê hương này.
1997, lần đầu tiên tôi bị an ninh đưa đi làm việc vì những lá thư mà tôi chuyển giùm cho mẹ của một người bạn. Nhiều năm sau tôi mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của người phụ nữ ấy, bà Trần Thị Thức, phu nhân của ông Đoàn Viết Hoạt. Đó là một trong những vụ án chính trị đầu tiên của Việt Nam những ngày đầu mở cửa, có cái tên là vụ án Diễn Đàn Tự Do. So với facebook hôm nay, cái bản tin chia sẻ tin tức xã hội chính trị ấy chỉ là hạng chấm phẩy. Nhưng vào năm tháng đó, nó là một trái bom.
Tôi biết lờ mờ những cái tên Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc... qua những bì thư mà tôi được nhờ đi gửi minh bạch qua bưu điện thay cho cô Thức và những người bạn của cô. Có khi đó là một phần của tờ Thông Luận, hoặc một tâm thư của ai đó trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũ. Tôi coi mọi thứ đó là chuyện thư tín bình thường, cũng như cô Thức đơn giản chỉ là mẹ của người bạn cùng tên, nhỏ tuổi hơn mà chúng tôi gặp nhau trong khoa Anh ngữ, Đại học Tổng Hợp lúc đó.
Không ít lâu sau, tôi đối diện với việc một đợt điều tra của an ninh Việt Nam về những bức thư đó. Sau nhiều ngày thẩm vấn, do cuối cùng nhận ra tôi chỉ là một thằng nhóc sinh viên không đảng phái, thích làm chuyện bao đồng, phía an ninh dịu giọng và chuyển tôi vào dạng giáo dục tư tưởng. Hồ sơ tiết lộ tôi là một sinh viên khoa báo chí, nên phía an ninh quyết định để tôi nói chuyện với một người lớn tuổi hơn, cùng trong nghề báo.
Cuộc gặp gỡ diễn ra ở số 258 Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn. Người chủ trì là anh Hải, đại uý PA25, còn người đến để giáo dục tư tưởng cho tôi là nhà báo Đoàn Thạch Hãn, lúc đó là cây viết của báo Công An TP với số ấn bản ngất trời 500.000 số/kỳ.
Hôm đó, phía công an nói rất ít, nhường lời cho anh Hãn, một người dáng thô, khoẻ, nói giọng miền Trung Việt Nam.
Anh Hãn nói với tôi rất nhiều thứ về chính trị, tư tưởng, mà thật lòng, tôi bỏ ngoài tai hầu hết. Chỉ đến khi anh hỏi rằng "Em có biết trước đây anh là gì không?". Câu chuyện trở thành phần giới thiệu về anh Hãn, là người sống trong chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Hoà, từng là một cây viết của báo Điện Tín. Sau này tôi còn được biết thêm anh Hãn, với ngày 30-4-75 là cột mốc tác động nhiều thứ đến đời anh, kể cả tù tội, khiến hôm nay anh như thế này.
Anh Hải, công an quê ở Củ Chi có đôi mắt đẹp và giọng nói mềm mỏng xin ngắt lời anh Hãn, và kể rằng vào giờ phút anh Hãn tuyệt vọng nhất, cán bộ cách mạng tìm thấy anh ở đường rầy xe lửa như định chọn cái chết. Cán bộ thuyết phục và khuyên giải nên anh Hãn đã hồi tâm và hôm nay trở thành một công dân tốt, phục vụ cho chế độ, đất nước. "Em nên coi chuyện anh Hãn như một tấm gương để sống và phục vụ cho tổ quốc", anh Hải nói.
Tôi nhìn sang anh Hãn, hai ánh mắt chạm nhau im lặng, vô hồn. Anh không nói gì, tôi cũng không nói gì. Tôi không biết câu chuyện đó của anh Đoàn Thạch Hãn có thật hay không, nhưng trong suy nghĩ của tôi lúc đó chỉ là không biết buổi làm việc hôm nay có kịp cho tôi lao đến Đại học Tổng hợp sau giờ lên lớp chiều, rồi qua Nhạc Viện cho giờ học kế hay không.
Nhiều năm sau đó, tôi không gặp lại nhà báo Đoàn Thạch Hãn, mà chỉ thấy qua các bài viết của anh trên báo Công an TP. Là một người có máu văn nghệ, tôi đọc rất nhiều các bài viết của anh về Khánh Ly, về Duyên Anh... Thậm chí cả những bài viết hoàn toàn đầy chính trị về những người không chấp nhận Cộng sản mà ra đi. Trong giai đoạn chỉ có một tờ báo với một giọng điệu nói mà không có nơi phản hồi, anh là một cây viết sáng giá, lấp lánh như một bảo đao. Văn của anh lạnh và khinh miệt khi nói về những người cùng thời với mình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, bỏ nhiều thời gian để đi tìm hiểu về sự sắc bén của anh Hãn, để cuối cùng tâm nguyện rằng, dù phải chết, tôi cũng không chọn nghề viết, như cách của anh.
Có lẽ đã phí thời giờ của anh Hãn vào một ngày của năm 1997, năm mà rất nhiều người Hồng Kông đã không xuất ngoại vì bị thuyết phục rằng Trung Cộng sẽ đối xử với vùng đất của mình tử tế, rất tiếc, tôi muốn mình khác.
Bất ngờ tôi nghe tin nhà báo Đoàn Thạch Hãn mất vào một ngày tháng 9/2014. Đời người vinh quang hay tủi nhục có lúc rồi cũng đến điểm cuối cùng là phu du, vô nghĩa. Tất cả những kỷ niệm của tôi bật ra. Trên các trang blog hay facebook, tôi đọc nhiều điều tranh cãi về anh, có lẽ vì anh là một nhà báo lớn hoặc anh có quá nhiều bạn bè lẫn kẻ thù. Trên đất nước này, cũng có hàng triệu người như nhà báo Đoàn Thạch Hãn nằm xuống và lại gây tranh cãi - bởi đất nước của chúng ta là một phác đồ của nghịch cảnh, phác đồ của mỗi cá nhân bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho các nền chính trị đã điều khiến dân tộc này, chưa thấy đủ yêu thương đã ngập hận thù.
Tất cả chúng ta đã hoặc đang là nạn nhân của chính trị. Nhưng chắc chắn chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể chối cãi trong những bước đi của đời mình. Tôi cũng vậy, và anh cũng vậy.
Trên facebook của nhà báo Huỳnh ngọc Chênh, tôi thấy anh ghi lại một mẩu trò chuyện với nhà báo Đoàn Thạch Hãn rất thú vị. Trong đó, câu nói đáng nhớ của anh Hãn rằng "mình rất tiếc đã tự bôi đen đời mình quá nhiều", khi nhắc đến những gì đã làm, đã viết. Trong ký ức cỏn con ập về, tôi nhớ lại những bài báo của anh Đoàn Thạch Hãn viết về văn nghệ sĩ đã tị nạn, về những cộng đồng Việt ngoài Việt Nam với khả năng nhuần nhuyễn của ngợi ca và phỉ báng. Tôi cũng nhớ đến đất nước này, với nhiều con người tự thú điều bí mật vào những phút cuối đời. Tôi cũng nghĩ về một ngày rất cũ, rằng không biết anh có thật sự muốn tôi học bài học ngày hôm ấy, trước mặt viên sĩ quan PA25 hay không. Nhưng mẩu đối thoại từ facebook của anh Huỳnh Ngọc Chênh, là phần kết quý báu của bài học mà tôi nhận được từ nhà báo Đoàn Thạch Hãn, cho việc chọn một lẽ sống đúng trên đất nước này.
Người Việt hay nói đến câu "nghĩa tử là nghĩa tận" để bày tỏ sự hoà ái cho một người đã ra đi. Nhưng "tận" không hoàn toàn có nghĩa là hết hẳn. Nếu chúng ta im lặng và chối bỏ những gì đã có, và chôn vào quên lãng tất cả là giả dối và khốn nạn với lịch sử con người. Đúng là có những thứ cần phải quên, nhưng có những thứ cần phải nhớ. Thậm chí chính người đã mất cũng ước muốn chúng ta phải nhớ.
Nhớ, để đó là một bài học dành cho chúng ta về kiêu hãnh hay điếm nhục trong cuộc sống, nhưng hãy quên, vì độ lượng thứ tha trong trái tim của mỗi con người, để chia sẻ về những điều cay đắng thầm kín của người dành lại, trong gia tài khốn khó của quê hương này.
Tuesday, September 2, 2014
Những gáo nước lạnh cho ý thức
Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 28 tháng 8, tổ chức ALS, tức nơi đang sở hữu trò chơi thách thức dội nước đá (Ice Bucket Challenge, tạm gọi IBC) cho biết họ lấy làm tiếc rằng có đến 73% số tiền gọi là tham gia trò chơi này để quyên góp từ thiện, đã hoàn toàn sai mục đích. Đã có quá nhiều người dùng trò IBC này để đánh bóng tên tuổi cũng mình, làm trò ruồi và cười vui ngớ ngẩn trên nghĩa cử của người tạo ra trò chơi này cho mục đích nhân đạo.
Cũng như mọi điều mới lạ ập đến từ thế giới bên ngoài, trong vài tháng nay, Việt Nam đã mau chóng bắt chước với những trò trình diễn IBC trên truyền hình cũng như trên các trang mạng xã hội, với mục đích tạo sự kiện cho chính bản thân mình hơn là một giá trị nhân văn. Tiền thu được của các cuộc IBC chỉ thường dùng vào các cuộc ăn nhậu hay giải trí – thay vì góp vào việc trợ giúp các bệnh nhân đang đau đớn.
Vì sao lại dội nước đá? Cơn lạnh buốt ập đến cùng sự tê dại, nhắc cho bạn biết rằng những bệnh nhân đang mắc chứng suy giảm thần kinh cơ hoạt (Amyotrophic Lateral Sclerosis) đã trãi qua những cảm giác như thế nào, ít nhất là vậy. Nó không giống với những lời thách thức ẽo ợt và trình diễn bản thân, sau đó là những thùng, tô nước đá để kết thúc cho vở kịch ngắn Việt Nam tệ hại mà chúng vẫn hay thấy trên youtube hiện nay.
Cũng cần nói thêm, ALS cũng chưa hề nhận được đồng nào từ Việt Nam, cho các màn biểu diễn rầm rộ gần đây.
Nhưng ngoài các câu chuyện tự làm rõ bản thân đó, mà chúng ta vẫn thấy hiện nay, ý nghĩa của trò chơi có bản quyền IBC như đang gợi ý rằng, có lẽ Việt Nam cũng nên tạo ra một kiểu trò chơi thách thức như vậy, đại loại như CWC (Cold Water Challenge), nhằm đánh thức bản thân mình, đánh thức một giá trị sống tử tế.
CWC, tạm diễn giải theo tiếng Việt, là trò “tạt một gáo nước lạnh”. Có rất nhiều loại người, có rất nhiều sự kiện mà người Việt vẫn chứng kiến hàng ngày chung quanh mình, đang thật sự cần một trò chơi tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt, để nhận ra mình đang làm gì, và điều gì đang diễn ra trên đất nước này. Việc tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt mình, hay thách thức nhau cùng làm, có lẽ sẽ là một động thái nhắc nhở cần thiết trong một xã hội đang quá ù lì, con người phô diễn với nhau nhiều hơn là thật lòng, những điều dối trá thì được che đậy bằng nguỵ ngôn tầm thường đến mức, ở mỗi quán cà phê vỉa hè, cùng mở tờ báo sáng ra đọc, ai ai cũng dễ dàng nghe thấy chung quanh tiếng phản ứng bật lên bất kỳ.
Chẳng hạn như trong sự việc tự xử mình thắng kiện của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau với khiếu nại của bà Nguyễn Ánh Minh về việc bà bị xử oan, bị giam 562 ngày, tán gia bại sản. Cũng cần ai đó trong ngành luật thách thức những người chịu trách nhiệm của vụ án này tại Cà Mau, hãy tạt một gáo nước lạnh để nhận rõ vị trí và giá trị của mình trong xã hội, giữa tiếng than van của dân chúng.
Hay chuyện về ông Phùng Văn Cung bị Toà án Nhân dân Gia Lai – Kon Tum xử tù về tội lường gạt, 30 năm sau mới giải oan được thì ông đã chết. Trong quá trình xét xử, con của ông Cung là bà Phùng Thị Kim Oanh quỳ lạy trước cổng toà án để xin hai chữ công tâm, sau đó cũng bị tù vì tội “hành hung nhân viên toà án”. Cả một gia đình đã có người chết, nghèo đói, sụp đổ vì oan khiên này. Những người tham gia xét xử vụ án chắc cũng cần tham gia trò chơi tạt nước lạnh vào mặt mình để biết rằng số phận con người là ý thức hàng đầu phải có, khi nắm trong tay quyền lực.
Trong trường hợp ông Bùi Thắng, ở Tân Phú, TP.HCM thì có lẽ khác. Có lẽ ông cần thách thức công an viên ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt, về việc con của ông tố cáo vô cớ bị bị công an phường này chận giữa đường, đánh đập trọng thương, sau đó đòi phải nộp 20 triệu đồng mới được chuộc ra. Hoặc chị Lý Nguyễn Minh Nhị, ở quận 3, TP.HCM, cũng nên thách thức nhóm cảnh sát giao thông chốt Hàng Xanh tự tạt gáo nước lạnh vào mặt, khi chị nghe thấy họ trả lời “Đây là việc của chị, không phải cùa chúng tôi”, khi chị lên tiếng cầu cứu giữa đêm khuya. May ra, những gáo nước lạnh có thể giúp họ nhận ra sợi dây liên kết của con người với đời sống văn minh là đâu. May ra, một gáo nước lạnh có thể cứu vãn được một điều gì đó. May ra!
Chúng ta đang thật sự cần những gáo nước lạnh cho đời sống hừng hực nóng đầy tính duy lợi này. Những nhà trí thức nguỵ quân tử, những quan chức vội tuyên bố rồi quên, những tập thể chỉ biết vỗ tay và bấm nút cho những đề án cưỡng bức túi tiền người dân… Những gáo nước lạnh cần thiết để tạo nên cú sốc, nhắc về lòng tự trọng và nhân cách mà mỗi người cần phải có.
-----------------------------
* Toà Cà Mau tự xét xử mình thắng kiện
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140828/toa-an-tu-xet-xu-minh-va-tuyen-thang-kien/638518.html
* Quỳ lạy xin hai chữ công tâm, án oan 30 năm
http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/ha%CC%A3u-vu%CC%A3-an-oan-cach-day-hon-3-tha%CC%A3p-ki%CC%89-o-gia-lai-nguoi-bi%CC%A3-ham-oan-da%CC%83-chet-gia-dinh-nguoi-bi%CC%A3-oan-qui-la%CC%A3y-to.html
* Chuyện công an đánh người vô cớ, đòi tiền chuộc
http://baobaovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/dieu-tra-theo-don-thu/201408/cong-an-phuong-binh-tri-dong-a-danh-nam-thanh-nien-tim-bam-rap-co-the-2355105/
* Công an bỏ mặc phụ nữ giữa đêm
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/csgt-khong-cho-co-gai-di-nho-de-tranh-cho-toi-3047389/
Cũng như mọi điều mới lạ ập đến từ thế giới bên ngoài, trong vài tháng nay, Việt Nam đã mau chóng bắt chước với những trò trình diễn IBC trên truyền hình cũng như trên các trang mạng xã hội, với mục đích tạo sự kiện cho chính bản thân mình hơn là một giá trị nhân văn. Tiền thu được của các cuộc IBC chỉ thường dùng vào các cuộc ăn nhậu hay giải trí – thay vì góp vào việc trợ giúp các bệnh nhân đang đau đớn.
Vì sao lại dội nước đá? Cơn lạnh buốt ập đến cùng sự tê dại, nhắc cho bạn biết rằng những bệnh nhân đang mắc chứng suy giảm thần kinh cơ hoạt (Amyotrophic Lateral Sclerosis) đã trãi qua những cảm giác như thế nào, ít nhất là vậy. Nó không giống với những lời thách thức ẽo ợt và trình diễn bản thân, sau đó là những thùng, tô nước đá để kết thúc cho vở kịch ngắn Việt Nam tệ hại mà chúng vẫn hay thấy trên youtube hiện nay.
Cũng cần nói thêm, ALS cũng chưa hề nhận được đồng nào từ Việt Nam, cho các màn biểu diễn rầm rộ gần đây.
Nhưng ngoài các câu chuyện tự làm rõ bản thân đó, mà chúng ta vẫn thấy hiện nay, ý nghĩa của trò chơi có bản quyền IBC như đang gợi ý rằng, có lẽ Việt Nam cũng nên tạo ra một kiểu trò chơi thách thức như vậy, đại loại như CWC (Cold Water Challenge), nhằm đánh thức bản thân mình, đánh thức một giá trị sống tử tế.
CWC, tạm diễn giải theo tiếng Việt, là trò “tạt một gáo nước lạnh”. Có rất nhiều loại người, có rất nhiều sự kiện mà người Việt vẫn chứng kiến hàng ngày chung quanh mình, đang thật sự cần một trò chơi tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt, để nhận ra mình đang làm gì, và điều gì đang diễn ra trên đất nước này. Việc tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt mình, hay thách thức nhau cùng làm, có lẽ sẽ là một động thái nhắc nhở cần thiết trong một xã hội đang quá ù lì, con người phô diễn với nhau nhiều hơn là thật lòng, những điều dối trá thì được che đậy bằng nguỵ ngôn tầm thường đến mức, ở mỗi quán cà phê vỉa hè, cùng mở tờ báo sáng ra đọc, ai ai cũng dễ dàng nghe thấy chung quanh tiếng phản ứng bật lên bất kỳ.
Chẳng hạn như trong sự việc tự xử mình thắng kiện của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau với khiếu nại của bà Nguyễn Ánh Minh về việc bà bị xử oan, bị giam 562 ngày, tán gia bại sản. Cũng cần ai đó trong ngành luật thách thức những người chịu trách nhiệm của vụ án này tại Cà Mau, hãy tạt một gáo nước lạnh để nhận rõ vị trí và giá trị của mình trong xã hội, giữa tiếng than van của dân chúng.
Hay chuyện về ông Phùng Văn Cung bị Toà án Nhân dân Gia Lai – Kon Tum xử tù về tội lường gạt, 30 năm sau mới giải oan được thì ông đã chết. Trong quá trình xét xử, con của ông Cung là bà Phùng Thị Kim Oanh quỳ lạy trước cổng toà án để xin hai chữ công tâm, sau đó cũng bị tù vì tội “hành hung nhân viên toà án”. Cả một gia đình đã có người chết, nghèo đói, sụp đổ vì oan khiên này. Những người tham gia xét xử vụ án chắc cũng cần tham gia trò chơi tạt nước lạnh vào mặt mình để biết rằng số phận con người là ý thức hàng đầu phải có, khi nắm trong tay quyền lực.
Trong trường hợp ông Bùi Thắng, ở Tân Phú, TP.HCM thì có lẽ khác. Có lẽ ông cần thách thức công an viên ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt, về việc con của ông tố cáo vô cớ bị bị công an phường này chận giữa đường, đánh đập trọng thương, sau đó đòi phải nộp 20 triệu đồng mới được chuộc ra. Hoặc chị Lý Nguyễn Minh Nhị, ở quận 3, TP.HCM, cũng nên thách thức nhóm cảnh sát giao thông chốt Hàng Xanh tự tạt gáo nước lạnh vào mặt, khi chị nghe thấy họ trả lời “Đây là việc của chị, không phải cùa chúng tôi”, khi chị lên tiếng cầu cứu giữa đêm khuya. May ra, những gáo nước lạnh có thể giúp họ nhận ra sợi dây liên kết của con người với đời sống văn minh là đâu. May ra, một gáo nước lạnh có thể cứu vãn được một điều gì đó. May ra!
Chúng ta đang thật sự cần những gáo nước lạnh cho đời sống hừng hực nóng đầy tính duy lợi này. Những nhà trí thức nguỵ quân tử, những quan chức vội tuyên bố rồi quên, những tập thể chỉ biết vỗ tay và bấm nút cho những đề án cưỡng bức túi tiền người dân… Những gáo nước lạnh cần thiết để tạo nên cú sốc, nhắc về lòng tự trọng và nhân cách mà mỗi người cần phải có.
-----------------------------
* Toà Cà Mau tự xét xử mình thắng kiện
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140828/toa-an-tu-xet-xu-minh-va-tuyen-thang-kien/638518.html
* Quỳ lạy xin hai chữ công tâm, án oan 30 năm
http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/ha%CC%A3u-vu%CC%A3-an-oan-cach-day-hon-3-tha%CC%A3p-ki%CC%89-o-gia-lai-nguoi-bi%CC%A3-ham-oan-da%CC%83-chet-gia-dinh-nguoi-bi%CC%A3-oan-qui-la%CC%A3y-to.html
* Chuyện công an đánh người vô cớ, đòi tiền chuộc
http://baobaovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/dieu-tra-theo-don-thu/201408/cong-an-phuong-binh-tri-dong-a-danh-nam-thanh-nien-tim-bam-rap-co-the-2355105/
* Công an bỏ mặc phụ nữ giữa đêm
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/csgt-khong-cho-co-gai-di-nho-de-tranh-cho-toi-3047389/
Subscribe to:
Posts (Atom)