Tuesday, August 26, 2014

Giá của một nghệ sĩ cung đình

image



Thành Long (Jackie Chan) rất bình tĩnh nói rằng mình chịu mọi trách nhiệm về việc con trai mình bị bắt vị tội sử dụng và buôn ma tuý. Ông nói trách nhiệm rất lớn thuộc về ông, với tư cách là một đại sứ chống nạn ma tuý do Trung Quốc đề cử từ năm 2009.

Phòng Tố Danh (Jaycee Chan), người con trai 32 tuổi của Thành Long bị bắt vào ngày 14 tháng 8 vừa qua, tại quận Đông Quan, Bắc Kinh, trong một cuộc bố ráp đầy chủ ý của công an trong việc 'dằn mặt' ngôi sao điện ảnh Thành Long, mà lâu nay vẫn được coi là nhân vật công chúng làm đẹp  cho nhánh Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân.

Viết trên trang blog của mình thuộc hệ thống mạng Vi bác (Weibo), Thành Long vẫn rất bình tĩnh như một chính trị gia "Tôi và Danh cúi đầu xin lỗi xã hội". Trang blog có đến 23 triệu người theo dõi của Thành Long quan trọng không kém như một cơ quan văn hoá của nhà nước vì sự theo dõi chặt chẽ của công chúng, và cũng là nơi mà Thành Long nhiều năm nay sử dụng nó như một công cụ để bày tỏ các quan điểm có lợi cho chính sách cầm quyền của Nhà nước Bắc Kinh hoặc cho các nhân vật chính trị mà Thành Long nương tựa vào đó.

CNN dẫn lời của Thành Long, cho biết ngôi sao điện ảnh này "hết sức giận dữ" trước việc làm của con mình. Thế nhưng trái lại với cảm giác mà ông ta trình bày, người ta vẫn nhận thấy sự bình tĩnh và khôn khéo của Thành Long trước công chúng, không khác gì cách mà ông lấy được lòng nhà nước Bắc Kinh, trở thành một trong những nghệ sĩ có quyền lực riêng trong bóng tối chính trị, dù xuất thân của ông là một người thành đạt từ Hương Cảng, từ lúc vùng đất này thịnh vượng trong tay của người Anh.

Những lời đồn đãi và tin tức thực tế ở Hương Cảng lúc này, cho thấy thời đại những người hoạt động nghệ thuật mượn chính trị để tiến thân như Thành Long đang đứng trước bờ vực thẳm, nền chính trị thanh toán lẫn nhau, tiếm quyền, vây cánh riêng của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Giang Trạch Dân... khi sụp đổ, đã để lộ những hình ảnh những vương triều bí mật, trong đó những người như Thành Long đã sớm chọn phe và biến mình thành những nghệ sĩ cung đình. Báo chí Trung Quốc đã ám chỉ nhiều về chuyện Chương Tử Di dính líu đến các quan chức cấp cao, hoặc trực diện tấn công vào hệ thống tuyển mỹ nữ cho các 'ngài' từ CCTV, đài truyền hình lớn nhất Trung Quốc.

Hơn một thập niên nay, từ khi thế lực chính trị của  Thành Long vững chắc hơn, các bộ phim của ông cũng dần nhạt hơn, và không còn dấu ấn nào như thời kỳ các bộ phim Tuý quyền (1978) hay Quán ăn lưu động (1984). Những phát ngôn lấy lòng chính quyền Bắc Kinh về cai trị đã khiến dân chúng Hương Cảng, Đài Loan... ngày càng bất mãn. Ngày 1/6 vừa rồi, khi nửa triệu người Hương Cảng xuống đường đòi dân chủ và tự do, Thành Long đã nhắc lại câu nói từng làm thất vọng hàng triệu người hâm mộ "sai lầm của chúng ta là đã để cho Hương Cảng có quá nhiều tự do". Nhưng đó không chỉ là một lần, Thành Long nhiều lần chứng minh vai trò nghệ sĩ cung đình khi nói những điều như "Người Trung Quốc cần bị kiểm soát" hay "Đài Loan bầu cử à? Thật là một trò cười".

Tờ Epoch Times cho biết danh sách 10 cái tên thuộc hàng cặn bã lừng danh của Trung Quốc do dân chúng bầu chọn trên mạng, có tên Thành Long trong đó. Trong những ngày tháng Giang Trạch Dân cầm quyền, giết và mổ lấy nội tạng hàng chục ngàn người Pháp Luân Công, Thành Long đã né tránh khi được báo chí phương Tây phỏng vấn. Thậm chí, sau khi nói rằng mình không biết gì cả, Thành Long đã cười, nói thêm "ở Trung Quốc, người ta có thể nghe thấy rất nhiều tin đồn".

Một người bạn người Hoa gốc Quảng Đông, đi du lịch Hương Cảng từ năm 2009, như một cách về thăm quê, đã kể rằng "Thành Long bị dân chúng xem như một kẻ khốn nạn, vì lên truyền hình kêu gọi bỏ tiếng Quảng trong trường học, chỉ nên cho dạy tiếng phổ thông, theo ý của Bắc Kinh". Rất nhiều người Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn, đã kể cho nhau nghe và tẩy chay Thành Long vì kiểu bám đuôi chính trị của ông ta. "Không hiểu sao báo chí tiếng Việt lại rất ít người nói về điều này". Người bạn này nói.

Thành Long hôm nay khôn khéo và giảo hoạt hơn rất nhiều, không giống những bộ phim vào vai khờ khạo và đáng yêu mà ông đã chiếm được cảm tình khán giả. Người nghệ sĩ tự vẽ lên mặt mình nhiều màu sắc và nhăn nhó, múa may theo yêu cầu chính trị đã bóp chết tài năng của mình, thậm chí tự bóp chết giá trị sống như một người bình thường, để trở thành một bài học đáng nhớ cho đời sau, khi người có học tự bán mình cho quyền lực và danh lợi.

Điều mà người ta tự hỏi là giá nào để một người nghệ sĩ tự biến mình thành những tên hề ngắn hạn cho các sân khấu thô bỉ như vậy? Thật khó để định được giá như vậy từ những trái tim bình thường. Có thể giá chỉ được định từ những trái tim thô bỉ không kém các sân khấu ấy, mà không chỉ Trung Quốc, mà ở bất kỳ một quốc gia suy đồi nào cũng luôn có những kẻ chực chờ xin được bán mình để được làm nghệ sĩ chốn cung đình, làm văn nô như vậy.

Wednesday, August 20, 2014

Lời cam kết từ con buôn

Có vẻ như những người đề xuất nên cuộc cách mạng sách giáo khoa điện tử đã không còn đủ sức bình tĩnh trước món lợi 4000 tỷ sẽ đem về, nên họ đang làm tất cả mọi thứ để thúc giục cho một cuộc chuyển đổi đầy bất cập mà ai cũng nhìn thấy. Để thuyết phục tốt hơn việc các phụ huynh trên toàn quốc gia phải chi tiền cho sách giáo khoa điện tử (*). Rất nhiều lời cam kết về sản phẩm này đã xuất hiện, nhưng ngay từ đầu, ở mọi phía đã hiện rõ tính cách con buôn vô trách nhiệm trong việc thèm muốn bán được hàng hơn là một chiến lược đầy khát vọng trong sáng cho một quốc gia.

Tạm khoan nói về giá trị của cái máy tính bảng giá rẻ - mà khả dĩ sẽ làm từ nguyên liệu của Trung Quốc – chúng ta hãy nói về các cam kết mong manh của những người bán hàng đa cấp – thuộc tầm quốc gia này, ở nhiều khía cạnh.

Sở giáo dục TP.HCM nhấn mạnh trong các quảng cáo của mình, nói rằng học sinh chỉ có thể dùng sách giáo khoa điện tử vào việc học, và sẽ không thể chơi game trên máy này. Đây là một cam kết về mặt kỹ thuật mà bất cứ cửa hàng bán điện thoại hay máy tính bảng hàng thấp nhất nào của cấp huyện cũng phải phì cười. Chuyện ‘hack’ hay ‘root’ một chương trình điều hành android của máy tính bảng – hiện nay đã trở thành trò chơi tại nhà – đã quá phổ biến. Cam kết một điều không thể tuyệt đối trong ngành công nghệ thông tin, chỉ có thể là từ một cá nhân hay tập thể quá dốt nát, hoặc quá gian xảo và lừa gạt để chỉ để bán hàng. Quả thật dễ dãi để tuyên ngôn!

Sở giáo dục TP.HCM cất tiếng hô vang như một cuộc cách mạng – dĩ nhiên, ắt phải có sự đồng thuận của Bộ giáo dục và Đào tạo, cho cuộc bán hàng mang tính cưỡng bức, trong đó cài sẳn toàn bộ các bản sách giáo khoa từ lớp 1 – 12 trong chiếc máy tính bảng. Nhưng điều mà người ta không tìm thấy, đó là giá trị mở lâu dài của hệ thống sách giáo dục điện tử này. Tập hợp các bản sách giáo khoa đó vào một bộ khung với “giá rẻ”, có thể được coi là một phương án mới của con buôn trong ngành giáo dục, và vô hình trung cũng chứng minh rõ thế độc quyền của nhà phát hành sách giáo dục, mà vốn gần 40 năm nay, có đủ các ví dụ chứng minh rằng đã luôn sai lầm và lạc hậu trong các ấn bản giáo khoa.

Xin Sở và cả Bộ đừng cố ý quên rằng sách giáo khoa là tài sản quốc gia, được sử dụng trong mục đích miễn phí bản quyền cho việc giáo dục quốc dân. Việc kinh doanh hoặc nhượng quyền kinh doanh trong một mô hình khác, thật sự là điều đáng buồn giữa thời buổi dễ làm tiền hôm nay. Hãy thử đặt câu hỏi, tại sao người ta lại không bán máy tính bảng với giá rẻ, hoặc để phụ huynh tự lựa chọn tablet cho con mình, rồi điều hành việc tải về các bản sách giáo khoa miễn phí, hoặc có giá hợp lý trong việc duy trì hệ thống? Chỉ duy việc kinh doanh các bản ebook sách tham khảo, sách bài tập thêm… của từng lớp, nếu biết khai thác cũng là nguồn thu đúng và dồi dào cho những nhà xuất bản có suy nghĩ về tương lai.

Chúng ta vẫn thấy những chuyện mua bán và trục lợi trên đất nước này mỗi ngày. Nhưng bán mua nhân danh vì tri thức của thế hệ, ít ra cũng phải có một ai đó chính danh cam kết chịu trách nhiệm rõ ràng. Thật đáng kinh tởm, nếu như một ngày nào đó xảy ra sai lầm hay khủng hoảng từ hệ thống sách giáo khoa điện tử này, người ta chỉ nghe được câu trả lời rằng “sẽ rút kinh nghiệm”, hay “tự kiểm điểm nghiêm khắc”… Người dân - với tư cách là người mua hàng – dù bị cưỡng bức mua, thì cũng cần được ứng xử văn minh, chứ không thể bị lừa đảo một cách hoang dã. 4000 tỷ mồ hôi nước mắt từ một nước nghèo như Việt Nam, cần lắm một cam kết có giá trị con người. Và cũng đừng quên 4000 tỉ chỉ mới là thí điểm ở một thành phố với các lớp 1,2,3. Con số tổng cho việc áp đặt đại trà, còn lớn hơn gấp nhiều lần.

Trong những câu chuyện hàng chục ngàn học sinh Việt Nam bỏ học vì thiếu ăn, vì không đủ tiền mua tập vở đến trường. Sẽ có thêm bao nhiêu đứa trẻ sẽ ngậm ngùi từ giã lớp học vì một cái máy tính bảng "đại nhảy vọt" của Sở hay Bộ giáo dục Việt Nam? Những nhà cách mạng giáo dục điện tử này sẽ cam kết gì khi áp đặt thêm một gánh nặng cho các học sinh nghèo? Hãy tự hỏi, phải chăng, câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Thiện Nhân trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 6/9/2007 “Học phí chắc chắn sẽ phải tăng, có thể chấp nhận cả việc một số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí", đang là kim chỉ nam của ngành giáo dục Việt Nam, bất chấp mọi đạo lý?

Tiếc cho một quốc gia và một thành phố mạnh mẽ nhất nước. Nơi đó, người ta không nghe thấy tiếng vang lên của tri thức tử tế, mà chỉ nghe tiếng vang của đồng tiền và những lời cam kết vô giá trị của con buôn.

-------------------------------------

(*) nội dung bài viết nhằm hướng đến đề án 4000 tỉ đồng của Sở giáo dục Tp.HCM. Trong các phiên bản đang xuất hiện trên mạng, có nơi lưu lại ấn bản cũ với cách gọi Classbook. Đây là một hình thức gọi tên để người đọc dễ hình dung về một loại máy tính bảng - sách giáo khoa điện tử đã được giới thiệu lâu nay, nhưng không liên quan gì đến Classbook, sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, của công ty SGK điện tử EDC - trực thuộc NXB Giáo dục Việt Nam.

Tuesday, August 19, 2014

Của để dành của mỗi đời người

 

Chị N, kể rằng khi chị lấy chồng được một năm, thì cả hai bàn một kế hoạch hậu sự cho đời mình bằng cách: Chồng sẽ ở lại Quảng Ngãi để chăm sóc mảnh ruộng con, giữ nhà, vợ thì sẽ đi vào Nam làm thêm, dành dụm để gửi về.

 

Đó là một trong những câu chuyện tôi được nghe ở vỉa hè, của những con người vô danh và lương thiện trên đất nước này. Mỗi đêm đi bán bánh tráng ở các quán nhậu trong Sài Gòn, chị kiếm được trung bình khoảng 50.000 đồng. Sau khi trừ tiền chỗ ở mỗi ngày 5.000 đồng và tiền ăn là 15.000 đồng, chị còn lại khoảng 30.000 đồng. Đó là khoản chị nịt chặt bên người, để cứ 2 hay 3 tháng thì gửi về cho chồng giữ, cũng được đâu đó khoảng 500.000 – 600.000 đồng. Phần còn lại, chị để mua quần áo, thuốc men khi đau yếu.

 

Chị N, đã trãi qua 15 năm như vậy trên đất Sài Gòn. Trong đó, có năm chị quay về nhà, đẻ con rồi lại quay vào Sài Gòn buôn bán tiếp. Khi có con, hai vợ chồng gia đình nghèo khó và thanh bạch đó lại càng nhọc nhằn hơn một chút vì muốn con đầy đủ. Cắp chiếc rỗ với những món quà vặt, mà vốn liếng không bằng một nửa bữa ăn nhậu ồn ào ở phố thị, chị N, nói sẽ ráng đi bán thêm chừng 5 năm nữa thì về nhà. Đôi chân có chút khuyết tật của chị đã mệt mỏi lắm rồi khi mang vác một ước mơ nhỏ nhoi là có chút tiền, để không để đói lúc già yếu.

 

Chị N, chỉ là một trong hàng trăm ngàn những con người đang vật vã mưu sinh ở đất Sài Gòn, với ước mơ nhỏ, dành lại chút gì cho mình trong kiếp sống mịt mờ này. Nhưng không phải ai cũng có may mắn để hoàn thành được ước mơ nhỏ đó của mình. Rất nhiều cụ già cầm vé số, chỉ về nhà trọ lúc trời sắp sáng, chỉ mong có chút tiền độ thân. Những người công nhân rất trẻ mà tôi gặp, họ cũng luôn mệt mỏi lây lất khi bị công ty trừ lương mỗi tháng vì đủ các lý do, chỉ đủ để sống tạm, không thể có dư. Cuộc sống của rất nhiều con người Việt Nam đang đi qua thời kinh tế khó khăn, với vẻ hiện sinh trần trụi nhất. Niềm tin và thụ hưởng, chỉ còn mong đủ cho ngày hôm nay.

 

Sẽ không có gì là đáng nói. Nếu chúng ta là chia nhau khốn khó này trong tình đồng bào, và cùng chung giấc mơ tương lai cho con cháu về sau. Chẳng có gì là xa lạ với ý nghĩa này, từ việc đối chiếu lịch sử với một nước Nhật kiệt quệ sau 1945 hay Hàn Quốc ở thập niên 1960 mà GDP chỉ bằng một nước Châu Phi nghèo. Từng con người cố gắng dành lại cho mình và dân tộc, một ngày mai sau - phần cao quý nhất từ những khổ đau mà mỗi con người tử tế còn nhận thức được.

 

Tôi ước mình có thể chiếu lại những thước phim đời hiện thực ở đường phố mà tôi được thấy, cho những quan chức bị khám phá có những số tiền riêng hay cơ ngơi bí mật bị phát hiện, mà giá trị không khác gì như những kho báu của cướp biển Caribbe. Tất cả những quan chức đó vẫn luôn tuyên bố rằng đó chỉ là của dành dụm, từ đồng lương của mình. Nhưng chúng ta hãy cùng nhau tự hỏi, không cần những con toán phức tạp của một vị giáo sư, bất kỳ ai cũng có thể ngỡ ngàng việc Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đào Anh Kiệt mất 1,6 tỷ đồng dành dụm trong “hộc bàn” làn việc hay dinh thự trăm tỉ đồng mồ hôi nước mắt mà ngài Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra chính phủ có được. Những con số đơn giản tính toán, trừ các chi phí sang trọng mà con cái, gia đình của các quan chức như vậy vẫn thụ hưởng, họ sẽ để dành bằng cách nào theo chiều ước mơ của đồng bào, hay hiện thực của tổ quốc mình?

 

Trong Hồi ký “Sống và chết ở Thượng Hải” nói về xã hội Trung Quốc những ngày điên loạn của Cách mạng văn hoá, tác giả Niệm Niệm có đề cập đến một khái niệm “Open Secret”, một sự thật - bí mật mở trong nhân dân. Tức, chuyện nghe là biết như thế nào, dù được có những vỏ bọc diễn ngôn rất hào nhoáng. Sự thật đôi khi không nằm ở lời giải thích cá nhân hay kết luận trên mặt báo, mà sự thật là sự chia sẻ im lặng – không cần nói thì ai cũng hiểu – đôi khi nằm trong nụ cười của nhân dân.

 

Trong bài phát biểu về vấn nạn quốc gia của ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc Hội, có ghi rằng "Vì thực tế những kẻ tham nhũng thường có chức, quyền và lương không hề thấp, thậm chí 'lương khủng', nhưng họ vẫn tham nhũng do lòng tham vô đáy, không giới hạn. Lòng tham đã ngự trị thì không biết bao nhiêu là đủ". Tài sản và “của để dành” của nhiều quan chức ngày nay đã tinh tế hơn, thông hiểu luật pháp hơn, như là “chuyển tài sản cho người thân, con trai, con gái vị thành niên, gồm ô tô, biệt thự, đất đai, cổ phiếu...” và còn có cả các khoản kê khai được tặng-cho một cách hồn nhiên như trúng số.

 

Một đời người đôi khi không đủ dài để dành dụm cho mai sau, nhưng cũng quá ngắn vì hối hả trong sự tham lam vô độ. Có những con người dành dụm lặng lẽ và khó nhọc như nhịp giọt mồ hôi rơi xuống, toả sáng trong cần lao. Và cũng có những con người dành dụm bằng nhịp chạy của đôi giày được đánh bóng, giẫy đạp trên lưng đồng loại mình, với mưu tính và quyền lực.

Tất cả những của để dành lại trong mỗi đời người, đều là những cuốn sách, với những chương đọc lại, vẫn tạo nên nụ cười trân trọng hay khinh bỉ.

 

 

 

Sunday, August 17, 2014

Phạm Anh Khoa: "Rock cho tôi một lối đi"

Như một cái chớp mắt, mới đây mà đã 10 năm, kể từ ngày Phạm Anh Khoa đeo ba lô, tay xách giỏ... lên chiếc xe đò ở Cam Ranh đến Sài Gòn để học nhạc, cũng như chập chững bước vào thế giới sân khấu. 10 năm đó là một cuộc chạy không ngừng nghỉ để tìm kiếm một chỗ đứng trước khán giả, có lúc được, có lúc mất. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà dần dần, Phạm Anh Khoa trở thành một trong những ca sĩ nhạc rock hiếm hoi và quen thuộc trong mắt khán giả, luôn quyết ghì chặt con đường đã chọn.


Rocker Cam Ranh
Trong một cuộc nói chuyện với Phạm Anh Khoa, ôn lại mọi thứ, bất chợt cột mốc 10 năm hiện ra. Chính Khoa cũng tròn mắt ngạc nhiên khi nhẩm tính. Hoá ra khi mê mãi, người ta quên cả ngày tháng, quên rất nhiều thứ. Khoa tiết lộ về nụ cười thường xuyên 10 năm vào đời của mình, điều có lẽ ít ai biết "Từ rất lâu, em đã phải tập làm quen với việc phải quên nhanh những điều buồn phiền để có thể đi tới. Cười giống như một cục tẩy để xoá đi hết những điều nặng nề đọng lại. Nó hiệu nghiệm đến mức nhiều khi hỏi lại, tự mình cũng không còn biết rõ nữa", Khoa cười, nói.

Từ bé, Phạm Anh Khoa là một đứa trẻ hiếu động, đến mức không ai biết được sau này lớn lên, nghề nghiệp của nó sẽ là gì. Ba của Khoa đã thử đem dắt đi gửi, cho học rất nhiều thứ để xem thằng nhỏ này thích hợp với điều gì. Cầu lông, võ thuật, vẽ... mọi thứ đều có vẻ như không giữ chân được Khoa lâu, duy chỉ khi ba đưa Khoa đến lớp nhạc của thầy Đỗ Hữu Hoàng để học guitar thì môn học này mới giữ chân được cậu bé. Lúc đó, Khoa cũng chẳng bao giờ tưởng tượng mai này mình sẽ gắn với guitar, với âm nhạc đến tận ngày sau. Học âm nhạc với Khoa lúc đó chỉ là những ngày tháng thú vị, đánh đố, ganh đua cùng người con gái của thầy Hoàng. Hai chị em lấy âm nhạc làm niềm vui ở xứ gió nắng buồn hiu quanh năm. Ấy vật mà, thú vị biết mấy khi cả hai sau lại này trở thành niềm vui, niềm tự hào của dân đất Cam Ranh khi nhắc về những cái tên, ca sĩ Phạm Anh Khoa và Mai Khôi.

Những kỷ niệm về thời thơ ấu đó, phác hoạ dần nên hình ảnh và tính cách một ca sĩ nhạc rock có biệt danh Mr. Pak hôm nay. Từ khi biết đàn, hát và tự tin hơn một chút, Khoa đã biến sân trường PTTH Phan Bội Châu hàng tuần, sau giờ chào cờ đầu tuần thành điểm trình diễn ngắn của mình. Dân Cam Ranh ở quanh đó, không ai mà không biết một thằng Khoa tóc xoăn tít vẫn hay chộn rộn tổ chức lúc thì ca đơn, lúc thì ca nhóm. Cả trường đều biết đến Khoa trong tiếng cười sảng khoái, nồng nhiệt như nắng, như biển quê mình.

Cũng từ chuyện hát ở sân trường này mà cô giáo Anh văn của Khoa tìm ra được cách "trị" Khoa trong việc học hành. "Từ nhỏ em đã rất lười học Anh Văn. Cô cứ mắng suốt và gần như bó tay về em. Cho đến lúc cô nghe em hát một bài nhạc tiếng Anh thịnh hành ở dưới sân, đã nghĩ ngay đến cách bắt em học Anh văn qua bài hát. Nhờ vậy mà em không phải lẹt đẹt môn học này nữa", Khoa kể.

Quyết chọn âm nhạc từ đó, Ngay khi tốt nghiệp lớp 12, Khoa đã xin gia đình cho mình nhảy xe đò xuống Sài Gòn để tìm trường học âm nhạc. Đó là năm 2004. Năm khởi đầu của một hành trình rock lăn tròn qua các phố thị.


Những nốt nhạc đầu
Cuộc đời của Phạm Anh Khoa là một chuỗi kiếm tìm cho ẩn số day dứt về âm nhạc. Mình sẽ chơi loại nhạc gì? Mình sẽ biểu diễn ra sao?... Quá nhiều câu hỏi trong đầu, nên Khoa gặp nơi nào cũng xông vào. Thi vào Nhạc Viện TP, Khoa giật mình nhận ra mình không thuộc về âm nhạc cổ điển, thi vào khoa âm nhạc của trường Đại học Văn Hoá, Khoa cũng quyết định bỏ nửa chừng vì thấy mình không về thích hợp với sư phạm hay hành chính văn hoá. Một ngày cuối năm 2004, đến sân khấu ngoài trời của Nhà Văn Hoá Thanh Niên, khi nhìn thấy nhóm nhạc rock Khoai Lang Tây trình diễn, Khoa bừng sáng và chợt nhận ra mình thuộc về rock, thuộc về một cái gì đó không cần quá nhiều hình thức, và phải mạnh mẽ, gần với đường phố, với hơi thở đời sống hiện đại. Ngay sau buổi diễn của nhóm Khoai Lang Tây, Khoa đứng chờ sẳn ở hậu trường và khẩn khoản "em có thể xin hát cho ban nhạc được không?"

Thập niên 2000 bùng nổ cuộc quay lại của nhạc trẻ Việt Nam, nhưng sau đó cũng sớm tàn. Nhóm nhạc mà Khoa trở thành giọng hát chính trong một thời gian ngắn rồi rồi cũng phải đến lúc chia tay. Khoa đành lây lất cuộc sống ở Sài Gòn và mưu sinh bằng nghề phục vụ bàn ở một quán cà phê có sinh hoạt hàng đêm là hát với nhau.

Một đêm vắng khách, không khí buồn chán ở quán. Thèm hát quá, Khoa rụt rè đến xin quản lý cho lên hát giúp vui một bài. Ngần ngừ một chút, rồi quản lý cũng cho hát thử, nhưng ông dè dặt đứng bên cạnh xem, nhằm kéo xuống cho nhanh nếu như thấy thằng nhỏ này hát quá tệ.

Khoa cầm micro lên, và cất giọng hát cho thoả vì lâu nay không có dịp. Giọng hát sấm sét của rock làm vang động cả khán phòng. Ban nhạc trợn mắt nhìn thằng nhỏ chạy bàn lột xác. Quản lý quán thì vẫy tay lại, nói chuyện ngay sau khi bài hát kết thúc: công việc của Khoa được đổi từ phục vụ bàn 8 tiếng một ngày thành hát hàng đêm ở ngay tại nơi đó, à quên, lương thì không đổi!

Một năm sau khi đến Sài Gòn, Khoa bắt đầu kiếm sống được bằng âm nhạc. Lời đồn về một thanh niên hát rock ở quán cà phê ấy lan đi, Khoa lại được mời thêm một vài nơi khác. Cũng là một dịp may vì ngay khi Khoa tự trang trãi cho mình được, thì cũng là lúc gia đình của Khoa gặp khó khăn, không còn trợ sức cho Khoa được nữa.

Trong câu chuyện đời của Mr. Pak, mọi thứ khắc nghiệt nhất đều diễn ra với nụ cười, dù là nhiều trạng thái của nụ cười. Vào lúc khó khăn nhất, hoang mang không biết mình về đâu, Khoa về thăm nhà. Thầy Hoàng thấy thương mua vé số, chia cho đứa học trò cũ, hy vọng đổi đời. Vậy mà 2 tấm vé đó lại trúng độc đắc. hai thầy trò nắm tay nhau cười nghiêng ngã. Khoa để lại một tờ cho gia đình, một tờ mang xuống Sài gòn để làm album. Không có kinh nghiệm, xui rủi gặp nhằm người vẽ vời... Khoa lại trắng tay, lại cười ngơ ngẩn, không biết phải bắt đầu lại như thế nào. Năm 2006, Khoa dành thời gian thể nghiệm những sáng tác mới với nhạc sĩ Trịnh Gia Kiệt, cũng là để tự mày mò thêm về sáng tác. Hình ảnh của Khoa còn in trong trí nhớ của tôi, là một tay rocker loạng choạng đi tìm sự nghiệp của mình, cưỡi trên một chiếc xe nát bét, gầm gừ mà ít khi chịu lăn bánh. Khó mà quên được chuyện đến chiếc xe ấy mà cũng bị trộm, Khoa ôm đầu thì thầm "Trời ơi, sao mày xui dữ vậy Khoa?". Phải mấy mấy tháng sau, Khoa mới có lại được chiếc xe khác - cũng là một loại xe gầm gừ khó tính - từ tiền của mẹ gửi vào.


Rock, chạy đến vô cùng
Có lẽ đó là những thử thách cần có, để Khoa có được hôm nay. Từ Sao Mai Điểm Hẹn 2007, cái tên đầy hài hước Mr.Pak bắt đầu xuất hiện như một ngôi sao mới. Bài hát Khoa gây ấn tượng lớn đầu tiên với khán giả Việt Nam là Hạc giấy của Võ Thiện Thanh. Cùng với nhạc sĩ Đức Trí và nhà quản lý Hà Quang Minh (cũng là nhạc sĩ), Khoa đã bước một bước thật dài trên con đường âm nhạc mà bất kỳ một ca sĩ nhạc rock nào hiện nay cũng phải ước mơ để có một hành trình như vậy.

Ít ai biết rằng cuối năm 2013, Khoa âm thầm làm một cuộc chạy marathon từ Sài Gòn đến Cam Ranh để quyên tiền từ bạn bè mình, và cả tiền dành dụm của mình để giúp cho 7 trại trẻ mồ côi dọc tuyến đi. Mỗi ngày Khoa chạy 30km và mời mọi người nhắn tin, góp tiền vào những lúc ấy. Đã có hơn 700 triệu được chia cho các trại mồ côi đó. "Em rất ngại việc quảng bá cho từ thiện, vì nó ...kỳ kỳ làm sao đó", Khoa bối rối, cười, khi được hỏi vì sao hành trình đó chỉ được ghi lại trên facebook của Khoa chứ không đưa cho báo chí. Khoa cũng nói là đã đi thật xa Cam Ranh, nhưng rất nhớ mọi thứ, nhớ từ cuộc đời yên lặng của tỉnh lẻ cho đến những khó khăn mà Khoa lớn lên cùng với nó, chứng kiến... nên làm một cái gì đó cho quê mình là điều Khoa luôn nghĩ tới. Năm nay, Khoa cũng dự định chạy marathon vào cuối năm, từ Cam Ranh đến Đà Nẳng với mục đích quyên góp như vậy. Nhưng qua tiếng vang của cuộc marathon lần trước, nên lần này công ty Adidas sẽ cùng góp một phần sức cuộc từ thiện Mr.Pak.

10 năm sự nghiệp của một rocker, Mr.Pak đang âm thầm đánh dấu một bước lớn vào tháng 9 này: anh sẽ cùng ban nhạc của mình đi Hồng Kông để tham gia một chương trình giới thiệu gương mặt tiêu biểu cho rock Việt hôm nay, trên Channel V, một trong những kênh nhạc trẻ lừng danh toàn cầu.

Khoa đem đi Hồng Kông 7 bài hát mới, trong đó, Khoa nói rằng mình thể nghiệm một bài hát với âm nhạc ngũ cung Việt Nam trên nền hard rock. Bài hát có tên là Rain (mưa). Nội dung nói về chuyện kể Sơn Tinh - Thuỷ Tinh trong cuộc chiến giành lấy Mỵ nương. "Đó là một câu chuyện cũ, nhưng được kể bằng suy nghĩ khác. Có phải cổ tích người Việt quen luôn ca ngợi người thắng và lẽ phải như thuộc về người đó? Ngộ nhỡ Thuỷ Tinh chiến thắng thì chuyện kể sẽ ca ngợi ra sao? Không ai kể thêm rằng Thuỷ Tinh đã suy nghĩ gì trong thất bại của mình?", Khoa nói với một vẻ hồn nhiên và nồng nhiệt, không khác gì ngày cậu học sinh trường Phan Bội Châu chuẩn bị cho tiết mục đầu tuần.

Khoa hẹn sau chuyến đi Hồng Kông, sẽ kể nhiều hơn về niềm vui mang âm nhạc Việt ra thế giới. Trái tim của tay rocker vẫn đầy xúc cảm trong nhịp đập dồn, như trên đường chạy marathon của đời mình, mà đã 10 năm chưa hề muốn ngơi nghỉ. Có lẽ còn xa hơn nữa, 20 hay 30 năm... chúng ta rồi cũng sẽ còn nghe tiếng hát của Mr.Pak trên đường chạy đến vô cùng của rock - con đường chỉ có những nghệ sĩ thật sự đam mê và cống hiến đời mình cho âm nhạc, mới có đủ tư cách để đặt chân vào.



----------------------

Biệt danh Mr.Pak được mọi người gọi đùa trong những ngày đầu, nay đã thành tên của 5 album trong sự nghiệp của Phạm Anh Khoa.
Album mới nhất ra vào tháng 5/2014, có chủ đề là Nghe.
Cũng như rất nhiều ban nhạc rock khác, Phạm Anh Khoa đã phải chia tay, tìm kiếm cho mình những người anh em gắn bó trong lý tưởng âm nhạc. Đến nay, Khoa đã có ban nhạc cố định của mình và sẽ cùng trình diễn ở đài chuyên âm nhạc Channel V, Hồng Kông vào tháng 9 này. Ban nhạc gồm có Đức Tâm (bass), Bỉnh Khôi (drums), Duy Nghĩa (keyboard), Anh Tú (guitar) và Phạm Anh Khoa (vocal).
Có thể tìm thấy mọi hoạt động của Mr.Pak trên facebook, với từ khoá: Phạm Anh Khoa - Mr.PAK


---------------------------

Friday, August 15, 2014

Ai sẽ cứu Lục Vân Tiên?

0_LUC_VAN_TIEN_DANH_CUOP

Ngay khi tin tức cho hay ngày 15/8, Bộ Thông tin và Truyền Thông (Bộ TT-TT) ra quyết định thu hồi giấy phép làm báo và phạt tiền tờ báo điện tử Tri Thức Trẻ vì phát hành bài viết xúc phạm phụ nữ, tiếng vỗ tay đã vang lên khắp nơi, từ báo chí Nhà nước cho đến các trang mạng xã hội. Bộ TT-TT bất ngờ trở thành một Lục Vân Tiên giữa đời thường, thấy chuyện bất bình mà ra tay. Thế nhưng câu chuyện hào hiệp này cũng cần được mổ xẻ thêm một chút, cho rõ Lục Vân Tiên ấy, thế nào.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra, là việc nghiêm khắc đóng cửa tờ báo này – nghe qua thì có vẻ rất kỷ cương, nhưng nếu nhìn sâu một chút, bạn có bao giờ tự hỏi vì một người viết bài, một tổng biên tập tạo nên sai lầm đó, tại sao lại bắt cả cơ quan phải nghỉ việc. Trong đó, chắc chắc rằng anh bảo vệ, chị kế toán, những phóng viên khác, biên tập khác… đã không gây nên lỗi lầm gì?

Thay vì làm hành động kỷ luật ban biên tập chính hay cách chức tổng biên tập, thì Bộ TT-TT lại hành động một cách hàm hồ là huỷ diệt cả một tờ báo. Huỷ diệt dễ dàng luôn cả một cơ quan báo chí, vô hình trung trở thành một kiểu phô diễn quyền lực của một Nhà nước độc tài truyền thông, và hy sinh cả những người không liên quan để tạo thế trình diễn sự mị dân. Loại trừng phạt kiểu vì một người bệnh, bắt cả đám đông chung quanh phải uống thuốc thay, là một kiểu làm xưa cũ và chỉ cho thấy sự lụn bại của cách thức kiểm soát truyền thông hiện nay.

Theo quy cách truyền thống của báo chí, người nào làm sai phải chịu trách nhiệm rõ trước người đọc. Tờ báo đó sẽ phải tiếp tục đăng tải thông tin về việc chịu trách nhiệm, đăng tải thư xin lỗi về sai lầm của mình. Giờ thì mọi thứ không khác gì cho chìm xuồng. Vai trò trách nhiệm phản hồi trước độc giả của một cơ quan báo chí độc lập cũng bị tước bỏ, không khác gì đứa trẻ trong gia đình bị phạt, cắt bữa bú chiều vì tội quấy.

Các tờ báo khác phải đăng tải hậu sự của tờ báo Tri Thức Trẻ, dù muốn dù không, cũng bị đặt dưới góc nhìn là bầy kên kên vui vẻ quanh cái chết của đồng nghiệp. Mà khốn nỗi, thật sự không ai biết các thủ phạm chính sẽ về đâu, hay nay mai lại được im lặng bổ nhiệm vào vị trí mới, cho một tờ báo mới?

Một câu hỏi khác, là nếu không tỉnh táo, cứ vỗ tay hoan hô “cái đúng” của Bộ TT-TT qua sự kiện này, sự vui mừng hời hợt này có phải là cú hích, giúp cho khuynh hướng xiết chặt tự do báo chí từ Nhà nước Việt Nam hay không?

Báo chí - cũng do Nhà nước dựng nên - theo một hành lang được xiết chặt đến nghẹt thở, và rồi kẻ xấu xuất hiện ngay trong hành lang ấy, lại được Bộ TT-TT đóng vai là một Lục Vân Tiên giải cứu. Khán giả vỗ tay cám ơn nhưng bị cảm giác đúng-sai đánh lừa một thực tế quan trọng: Báo chí và Bộ TT-TT trong xã hội Việt Nam có mối quan hệ sâu đậm như cha con.

Trong bối cảnh nhiễu nhương của xã hội Việt Nam lúc này, đặc biệt trước loạt đại hội Đảng bộ cấp cơ sở vào tháng 4/2015, hầu như các viên chức lãnh đạo, cơ quan nhà nước… đều đau đáu tìm cách giới thiệu thành tích, hành động như những “người tốt”. Việc hồ đồ hành động mang màu sắc Lục Vân Tiên của Bộ TT-TT, lại cho thấy thêm một cách hành xử hiện rõ vai trò độc tài kiểm soát báo chí, và cũng cho thấy cách hành xử của các vị lãnh đạo truyền thông trong chuyện này hoàn toàn không có chút thông minh nào.

Câu chuyện xúc phạm phụ nữ nhằm chỉ để câu view của báo Tri Thức Trẻ, chỉ là chuyện vặt của nền báo chí Việt Nam. Nó cho thấy thói quen được đặt ra lâu nay, từ trên xuống, trong giới báo chí, là miễn đừng nói chuyện chính trị, thì tào lao hay vô giáo dục cỡ nào cũng được phép. Việc vạch rõ lằn ranh này khiến cho chuyện kinh dị, chuyện khiêu dâm, chuyện thách thức đạo đức… xuất hiện ngày càng nhiều trong làng báo, nhưng chuyện viết về biển Đông hay chỉ trích Trung Quốc là các báo phải xếp hàng, ngồi chồm hổm chờ được bật đèn xanh.

Xét cho cùng, bài viết về phụ nữ của tờ Tri Thức Trẻ chỉ là cú sẩy chân tháng Bảy cô hồn, vì so với nhiều đồng nghiệp của mình lâu nay, thì bài viết ấy vẫn chưa là gì.

Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu là một người tự do và chân thành. Hai tư chất đó khó mà soi thấy được trong nền báo chí xã hội chủ nghĩa. Ai sẽ vén màn để nhìn thấy được Lục Vân Tiên đang được Bộ TT-TT đánh tráo, trình diễn trên một sân khấu tự biên tự diễn của mình? Rồi ai sẽ cứu linh hồn Lục Vân Tiên?

Wednesday, August 13, 2014

Phụ nữ Việt Nam tệ lắm không?

  9-317164-1368216163_500x0

Trong không gian tâm tình ngập ngụa phong cách tabloid của báo chí Việt Nam, mới đây khi độc giả còn chưa kịp hết ngỡ ngàng về bài viết căn dặn đàn ông khôn ngoan đừng bao giờ lấy vợ Bắc, thì lại thấy bài viết khác xuất hiện, nói rằng đừng bao giờ lấy chọn gái Nam vì chuẩn “3N”, mà quan trọng là trong đó có chữ “ngu”.

 

Chẳng phải lần đầu tiên “tiêu chuẩn” của vùng miền được bày ra, tạo nên những cuộc tranh cãi trên báo chí Việt Nam, bao gồm cả những ngôn ngữ và ý kiến hạ thấp nhau, nhưng với đợt bài viết lần này, nó không những chỉ ra sự dốt nát và tồi tệ của người viết, tổng biên tập tờ báo… mà còn chỉ ra phần nội thương không bao giờ được chữa lành trong lòng dân tộc Việt, dù có cờ trống hô vang bao nhiêu đi nữa về việc thống nhất địa lý, nay đã gần 40 năm.

 

Gọi là nội thương, vì trong những câu chuyện tưởng chừng như là lời nhận định riêng tư, chia sẻ, thì nó lại ẩn giấu không biết bao nhiêu là điều nhầy nhụa của lòng kỳ thị, chán ghét lẫn nhau. Sự phân biệt Bắc Nam trước đây có thể chỉ là những nhận định mang tính dân gian, nhưng nhờ vào những bài viết như vậy, mới bật ra được một thực tế rằng sự kỳ thị đó vẫn nằm trong đầu của nhiều người, kể cả những người có quyền cho đăng hay không những bài viết như vậy. Một thực tế bật ra về chuyện dân tộc Việt có những lớp người như đang miễn cưỡng phải chung sống với nhau, dựa trên lý do có quá nhiều sự khác biệt, ghét bỏ nhau về văn hoá, chính trị, đời sống… trong suốt mấy mươi năm chia cắt vì chiến tranh, chia cắt về quan điểm, mà mãi chưa quen được vì sự chung đụng trong thời thống nhất và phát triển đầy bất cập .

 

Nhưng hãy tạm thời gác lại câu chuyện nội thương cho một bài viết khác, ở đây, chúng ta hãy nói về người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

 

Một anh bạn làm báo lâu năm ở Miền Nam, khi đọc bài viết này, đã tức giận gửi thư cho toà soạn phát hành bài viết này, rằng nếu không rút xuống và xin lỗi, anh sẽ gửi đơn kiện vì phỉ báng phụ nữ miền Nam. Cũng giống như trước đó, một bạn nữ người Hà Nội cũng làm trong nghề báo, khi đọc được những dòng mỉa mai phụ nữ Bắc, đã viết trên facebook “chắc phải bỏ nghề thôi, báo chí bây giờ thật thối nát kinh tởm”. Nhưng cần nhìn kỹ hơn, báo chí thối nát cũng chỉ là một phần. Thối nát đến từ âm mưu thoả hiệp cho xuất hiện những ý tưởng ngu xuẩn đó, cũng như thối nát nằm sẳn trong đầu của giới lãnh đạo truyền thông, mà chắc chắn là những người tự gọi là đàn ông.

 

Những người phụ nữ miền Bắc lặng lẽ đọc từng câu chỉ trích cay nghiệt về mình, và rồi tới những người phụ nữ miền Nam sửng sờ thấy mình bị xô về phía tệ hại nhất. Họ bị từng nhát dao của nền báo chí vinh quang xã hội chủ nghĩa lách vào từng đường gân, thớ thịt, cắt móc và trưng bày như những món hàng định giá để được chọn. Trong những bài sớ tâu lên vua chúa Trung Quốc ngày xưa, giới quan lại phục vụ cho sự hưởng thụ của triều đình vẫn phân loại phụ nữ ở Giang Nam, Tô Châu… với những đặc tính khác nhau cho dễ chọn lựa. Chỉ vài bài viết của nền báo chí xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại hôm nay, với cách phân loại phụ nữ cho nhu cầu của mình, Việt Nam hôm nay sao nghe không khác gì một triều đại phong kiến đang thối nát mục rữa, và phụ nữ bị xếp vào một đẳng cấp hèn mọn.

 

Chúng ta đừng bao giờ ngạc nhiên khi lâu nay, các đoạn video bắt được phụ nữ bán dâm, công an chỉ làm nhục và phô bày họ, còn giới mua dâm là đàn ông – thì luôn phải được dè dặt tính toán là có nên công khai tên họ hay không. Trở lại câu chuyện năm 2011, làm chấn động khắp nơi về ông hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm Sầm Đức Xương ở Hà Giang, sau khi bị phát hiện là cưỡng dâm, mở đường dây bán dâm phục vụ cho quan chức từ học sinh nữ của trường mình quản lý, thì chỉ có các nữ sinh là luôn khốn đốn trong vòng vây chính quyền.

 

Phụ nữ Việt Nam tệ lắm không? Và từ lúc nào, họ trở nên bé mọn và dễ dàng bị chà đạp như vậy trong xã hội hiện tại, lại được ca ngợi là một xã hội đáng sống nhất? Những câu chuyện cũ được nhắc lại, chỉ để giới thiệu những điều sỉ nhục dễ dàng đến với phụ nữ Việt hôm nay, là một tiến trình, chứ không là vô tình. Nó xé rách những vỏ bọc màu mè và sáo rỗng về quyền con người và giá trị phụ nữ Việt trong cuộc sống này, vẫn được tuyên truyền vào từng đợt lễ lạc hay thậm tuyên như những trò hề.

 

Trong một chuyến bay từ Đài Loan về Việt Nam, tôi vô tình ngồi gần các cô gái miền Tây đi lấy chồng xứ người. Khi hỏi thăm về gia cảnh, tôi được biết một sự thật khác so với những gì báo chí hay nói. Hầu hết những người phụ nữ trẻ này chọn lấy người chồng ở rất xa vì muốn giúp điều gì đó cho gia đình, và tự mình muốn thoát khỏi cuộc sống không lối thoát ở thôn quê. Khi hỏi về vấn nạn bị chồng Đài Loan đánh đập, một cô gái đã cười hồn nhiên nói “Không phải ai cũng bị như vậy, báo chí nói quá. Nhưng nếu như có bị đánh ở Đài Loan, tụi em còn được báo chí xứ đó lên tiếng giùm, chứ ở Việt Nam, lấy một ông chồng say xỉn rồi bị đánh chết cũng không ai lo cho mình”. Dĩ nhiên đây là một trong nhiều cách để giải thích cho chuyện phụ nữ miền Tây Nam Bộ Việt Nam ồ ạt lấy chồng ngoại quốc sau 1975, kể từ thời Nhà nước xã hội chủ nghĩa nắm quyền, nhưng không thể ngu ngốc và hoang tưởng như một vị tiến sĩ xã hội học, đảng viên CSVN, từng nhận định rằng do ít ý thức về đức hạnh mà phụ nữ Nam Bộ thường hay lấy chồng ngoại.

 

Sau sự kiện các bài viết đầy tính kỳ thị, và xúc phạm người phụ nữ Việt vào giữa tháng 8/2014, nhiều nơi đã rút bài đăng lại xuống, do sự phản ứng của độc giả. Nhưng đó không là một tín hiệu hoàn toàn tốt. Cội rễ của sự thối nát truyền thông vẫn đâu đó, lùi bước chỉ là một cách đối phó. Rồi đây chúng ta sẽ lại bắt gặp những đề tài như vậy nay mai. Xin đừng tức giận mà hãy đếm, vì đó là những tiếng chuông cuối cùng, báo hiệu sự cáo chung của nền báo chí lá cải xã hội chủ nghĩa, vốn được dung dưỡng bấy lâu nay.

Tuesday, August 12, 2014

Nhân 80 năm, tạ ơn tiếng hát khai tâm

"Thái Thanh, tiếng hát đã khai tâm cho thế hệ tôi tình dân tộc"



Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời nghệ sĩ, Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt Nam. Tiếng hát của bà không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà còn là lời khai tâm cho tình dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau.

Dịu dàng và kín đáo thu hút như trang sách hay còn phía trước, bức ảnh mừng thọ bà năm 80 tuổi bật lên vẻ đẹp như một điều không có thật. Đẹp như ngàn bài hát mà bà đã ghi âm lại, đủ vẽ nên một chương lịch sử âm nhạc của quê hương qua bao cuộc nổi trôi, qua bao phận người Việt với yêu thương và khốn khó. Nhưng nghe và cảm nhận được tiếng hát Thái Thanh không dễ dàng, cũng tương tự như để sống là một người Việt đủ nghĩa chưa bao giờ là chuyện đơn giản.

Ngay cả trong giới sinh viên Nhạc viện, thậm chí là sinh viên thanh nhạc, cũng không phải ai cũng tiếp nhận được tiếng hát Thái Thanh. Để thưởng thức nhanh, những người học nhạc chúng tôi thường chia nhau giọng hát của những người thuộc hàng con cháu của bà như Thái Hiền, Duy Quang, Khánh Hà hoặc Ý Lan... chứ không thể bước ngay vào thánh đường âm nhạc của bà. Giọng hát của Thái Thanh kiêu hãnh như vậy đó. Hoặc để người tìm tới và chiêm ngưỡng, hoặc là cứ bước qua vô tình chứ không thể nhận mình tiếng hát giải trí đơn giản.

Nhiều lần ở Mỹ, tôi tìm cách xin gặp bà để trò chuyện cho một bài viết, cũng nhằm vào ngày kỷ niệm 80 năm đại thọ này, nhưng đều chưa đủ duyên để diện kiến, vì bà đang trong thời gian chữa căn bệnh alzheimer, lúc thì làm hao mòn sức khoẻ, lúc thì nhớ nhớ quên quên những vui buồn đã qua trong một đời người. Trong một thế kỷ phai tàn cùng ký ức đẹp nhất mà người Việt từng có, nụ cười của bà còn xuất hiện với khán giả là điều trân quý.

Thái Thanh là một trong những ca sĩ kín đáo và làm thất vọng không ít giới báo chí săn tìm tin tức giật gân, vì ngoài ngợi ca tiếng hát, người ta không thể biết viết gì thêm. Thế nhưng đời của bà đã trãi qua không ít thăng trầm. Vì sự hâm mộ mà nhà văn Mai Thảo đã tạc nên tên gọi lừng danh cho bà, là một "tiếng hát vượt thời gian". Nhưng cũng vì lời yêu dấu đó mà chồng bà, diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh đã không dằn được buồn giận mà xảy đến chuyện bà phải chia tay chồng sau 10 năm chung sống, có với nhau 5 người con, 3 gái và 2 trai.

Duyên nghiệp của bà Phạm Thị Băng Thanh, tên thật của ca sĩ Thái Thanh, với nghiệp ca hát như được ơn trên sắp đặt. Từ năm 13 tuổi, khi vừa vỡ giọng theo tuổi học thanh nhạc, bà đã hát nhuần nhuyễn các thể loại dân ca Bắc Bộ, trình diễn ở nhiều nơi như một người ca hát nghiệp dư nhưng đủ sức làm sửng sốt những ai nghe được. Thật khó mà tưởng tượng được một cô gái nhỏ xuống tàu vào Nam sau hiệp định Genève 1954, lại bí mật mang theo mình một kho tàng dân nhạc vĩ đại trong máu, trong hơi thở rồi viết thành lịch sử qua từng câu hát. Sau 1975, nhiều ca sĩ được đào tạo theo trường phái thanh nhạc của Bulgaria và Liên Xô cũ hay nói rằng ca sĩ Thái Thanh trình diễn nhiều kỹ thuật, nhưng sự thật là người ca sĩ này chưa bao giờ qua bất kỳ trường lớp nào, kể cả ở Việt Nam. Những gì bà biết được là thiên phú và bản năng hoà hợp những làn điệu của tổ tiên, cộng vào một chút hiểu biết mà bà tự mua sách âm nhạc của người Pháp để học hỏi. Những thanh âm cao vút như opera cộng với lối luyến láy, nhả chữ độc đáo của bà trở thành bộ sách giáo khoa tự nhiên cho thanh nhạc Việt Nam hiện đại, thậm chí mở ra một trường phái riêng của bà và cho âm nhạc Việt.

"Ai lướt đi ngoài sương gió...", tìm được người có thể diễn tả được chữ "lướt" đi ai oán như một hồn ma, lướt đi mong manh vô định... như tiếng hát Thái Thanh trong Buồn Tàn Thu của Văn Cao có lẽ không dễ trong thế kỷ này. Hoặc lời hát làm thắt tim người trong Phượng Yêu của Phạm Duy, có thể chỉ còn là nuối tiếc trong nửa thế kỷ về sau. Thái Thanh chỉ có một, và tâm tình như Thái Thanh cũng chỉ có một.

"Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau", thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói về bà như vậy. Đây có lẽ là một nhận xét đủ để thấy tiếng hát của bà trở thành nhiệm ý phi không gian trong cảm nhận của con người, ngoại trừ những kẻ ganh tị, hoặc kẻ không đủ sức để dung nhận giọng ca Thái Thanh trong âm nhạc Việt Nam.

Thái Thanh không làm chính trị, không tuyên xưng, nhưng luôn có một thái độ rất rõ, một cách đáng trân trọng, so với nhiều người coi mình là một nhân vật chính trị. Năm 1975, khi không kịp di tản và kẹt lại Sài Gòn. Có những ngày bà dọn ghế bàn, bán cà phê cóc vỉa hè để sinh sống. Chính quyền miền Bắc nhiều lần nhờ các nhạc sĩ nằm vùng từng quen biết cũng như các quan chức văn hoá đến kêu gọi bà tham gia hát các bài hát tuyên truyền cho chính quyền Cộng sản, nhưng bà nhất quyết thoái thác. Chính vì vậy, mà bà bị cấm trình diễn, cấm xuất hiện trên báo chí, truyền hình, phát thanh... trong suốt 10 năm liền.

Năm 1985 Thái Thanh rời Việt Nam, định cư ở Hoa Kỳ, bà nối lại sự nghiệp trình diễn cho đến năm 2002 thì tuyên bố chính thức từ giã sân khấu, tương ứng với cột mốc 55 năm của một đời nghệ sĩ trình diễn. Mặc dù thỉnh thoảng bà cũng xuất hiện theo yêu cầu của khán giả nhưng không nhiều, và mỗi lần như vậy đều làm khán phòng nín lặng. Ca sĩ Tuấn Anh, người lừng danh với bài hát Trái Tim Ngục Tù của nhạc sĩ Đức Huy, cũng lừng danh vì luôn khắt khe trong mọi nhận xét về âm nhạc, đã từng phải thốt lên rằng "ngay khi bà cất tiếng giới thiệu, đó đã là một bài hát".

Cũng như bao người Việt Nam khác. Tôi lớn lên với hình ảnh Việt Nam ngổn ngang các ý thức Quốc - Cộng. Hận thù và thương đau không đủ vẽ nên trong tôi hình ảnh một Việt Nam mến thương để sống, để nói vì. Nhưng trong run rủi, tôi nghe được Thái Thanh, khi bà hát về thân phận từ Trịnh Công Sơn hay bao la và vĩ đại từ Phạm Duy. Tiếng hát của bà vang vọng trong chia ly, mất mát, mà cũng quyện quanh trong hạnh phúc, sum vầy. Tiếng hát của bà là phần không nhỏ, dạy cho tôi biết yêu đất nước này, dù cùng quẩn trong khổ đau hay hạnh phúc trong giả tạo lăng trì.

Thỉnh thoảng, tôi cũng cũng giả định rằng liệu một nghệ sĩ xuất sắc như bà để có thể sống thật trong từng bài hát hay không, hay chỉ nức nở giả tạo như những bài hát tôi vẫn nghe mỗi ngày trên truyền hình, trên băng đĩa hiện tại? Nhưng khi nghe được chuyện bà vất vả thu hàng chục lần bài hát Bà Mẹ Gio Linh chỉ vì cứ ngừng vì khóc giữa bài, tôi hiểu được rằng tiếng hát của Thái Thanh không hát chỉ cho hôm nay, mà hát cho hôm qua và cả mai sau. Bà Mẹ Gio Linh của nhạc sĩ Phạm Duy là một trong những ca khúc mà Thái Thanh trình bày xuất sắc nhất, nhưng bà cũng ít khi trình bày bài hát này nhất vì quá đau thương khi phải gánh những hình ảnh khốn khổ của quê hương một thời đến với công chúng.

"Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời"... Nhạc sĩ Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh in trong trí nhớ tôi hơn ngàn bài học hay sáo ngữ tuyên truyền. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến đất nước mình nhiều từ khi mẹ cho ra đời đến khi cắp sách đến trường, nhưng lời hát đó dìu tôi vào ý thức hệ dân tộc máu đỏ da vàng. Nếu không có nó, biết đâu có thể hôm nay tôi có thể là một tên khủng bố của chủ nghĩa thánh chiến toàn cầu hoặc là một tín đồ cộng sản quốc tế không quê hương.

Tôi chỉ có thể viết những lời vặt như vậy, nhân dịp mừng thọ 80 tuổi của người nữ danh ca này, như một lời cảm tạ một người nghệ sĩ đã thầm lặng cho tôi - và rất nhiều người như mình - những điều làm tôi thương mình là người Việt, thương giống nòi mình là người Việt. Đời người nghe thì rất gần ở đó nhưng là rất xa, tiếng hát hôm nay, mai có thể kỷ vật. Mến yêu một nghệ sĩ, không gì hơn ngồi lại để ngắm những gì họ đã góp nhặt cho đời. Và để nói một lời cảm tạ khi người còn có thể nghe thấy.



---------------------

IMG_1045.JPG



Thái Thanh sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại Hà Nội, là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát từ thuở thiếu niên, cùng với Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung, Phạm Duy, Khánh Ngọc (vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương) lập nên ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng, thành danh từ thập niên 1950.

Tên tuổi Thái Thanh trở nên lẫy lừng từ đó cho đến những ngày cuối của miền Nam Việt Nam. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh cũng như truyền hình. Sau 1985, dù chỉ hát và phát hành băng đĩa ở Mỹ, bà vẫn là giọng ca có vị trí hàng đầu, mệnh danh là "Đệ Nhất danh ca" của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam. Tên tuổi của bà cũng đặc biệt gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.

Wednesday, August 6, 2014

Vu Lan không có hoa hồng

Từ ý tưởng của người Nhật, thiền sư Thích Nhất Hạnh mang về Việt Nam một tập tục dịu dàng cho các đứa con vào mùa Vu Lan: một bông hồng đỏ cho mẹ còn trên cõi đời, một bông hồng trắng cho mẹ đã thành mây bay khắp cõi. Ngẫm nghĩ về những điều này, có lúc, tôi tự hỏi, với những người mẹ vẫn còn sống nhưng con thì đã mất, mùa Vu Lan sẽ phải biểu hiện ra sao?

Những nghịch cảnh như vậy, có không ít trên đất nước này. Hàng triệu bà mẹ Việt Nam có con chết trong hai cuộc chiến tranh, đã lặng lẽ đi qua từng mùa Vu Lan cô độc ra sao? Những người đã chết đó, có thể là vì thảm nạn, có thể là người cầm súng ngã xuống nơi chiến trường. Vậy, có bao nhiêu người mẹ già từng năm, từng tháng, đã im lặng nhìn vào khoảng không để nhớ các đứa con của mình trong mùa Vu Lan. Những đứa thì vô danh, những đứa thì mang tên là liệt sĩ.

Nhiều năm trước, tôi có một anh bạn nhà nghèo nhưng đầy lòng hiếu thảo. Mẹ già của anh bị bệnh tiểu đường, nhưng rất thích bánh Trung Thu. Năm nào đến mùa, anh cũng đi tìm chỗ làm bánh dùng đường thuốc cho người già để mua về cho mẹ. Ngày anh bệnh nặng vì lao lực, có lần anh nói rằng, nếu được, sau khi anh mất đi, xin tôi nhớ thỉnh thoảng mua giúp cho mẹ anh loại bánh trung thu đó. Nhiều năm sau khi anh mất, mỗi lần tôi thay anh, mua tặng bà mẹ ấy hộp bánh Trung Thu, bà run run nhận và luôn luôn im lặng bùi ngùi. Bà mẹ ấy nhìn ra khoảng rất xa, vô định. Chẳng bao giờ có ai trên thế gian này có thể đi hết chiều dài trong khoảng tối im lặng tíc-tắc, sát-na đó, của ánh mắt người mẹ nhớ về con mình như vậy.

Tôi tin là từ ở một nơi rất xa nào đó, anh bạn tôi hay bất kỳ đứa con nào nuối tiếc vì đành phải ra đi trước mẹ mình, cũng đều mong hạnh phúc và bình yên cho đấng sinh thành. Họ không thể cài hoa trên ngực áo mình, nhưng linh hồn họ luôn đâu đó, để chờ một nụ cười, chờ một nét thanh thản đọng lại trên mặt mẹ.

Đối với kẻ vô danh hay liệt sĩ, mẹ luôn là tất cả. Mọi danh phận đều hư ảo, chỉ còn lại phận làm con. Mới đây, bản tin mới đây, về chuyện Bộ Thương binh Lao động Xã hội áp dụng nghị định 56 để từ chối phong tặng chức danh cho các bà mẹ có con là liệt sĩ, chỉ vì bà mẹ đó đã tái giá, làm biết bao người im lặng nhìn về hệ thống vô nhân đó.

Gậm nhấm những số phận mẹ già Việt Nam, tôi lại tự hỏi, nếu như mẹ đi bước nữa, liệu những đứa con đã chết có còn nhìn mẹ không? Có rất nhiều lời bàn tán về chuyện này, nhưng trồi lên giữa biển dư luận, là hình ảnh người mẹ được ghi tên, bị sử dụng và xếp hạng chất lượng như một sản phẩm quốc doanh.

Chắc chắn không có người mẹ nào muốn đeo huy chương từ cái chết con mình. Và tất cả những người đã chết cũng chẳng có ai muốn từ mẹ, để được làm liệt sĩ. Và tôi chắc là những vị quan chức ở Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam thời Cộng sản đã dành rất ít thời gian, để dám bước ra khỏi các danh phận, để dám dành đôi chút thời gian nghĩ đến mẹ mình, để hiểu và thương những người mẹ cô độc khác trên đất nước này, như giá trị một con người.

Mới đây, có thêm câu chuyện nghe mà ấm lòng trong mùa Vu Lan: Một vị bác sĩ ở Bình Thuận bị kỷ luật vì không chịu nhận nhiệm sở, khi được thăng chức Phó giám đốc Sở Y tế, vì ông không muốn chuyển đi xa, để còn ở gần săn sóc mẹ già đang bệnh. Có thể rất nhiều uẩn khúc trong câu chuyện này, nhưng nếu vì sức khoẻ mẹ già mà ông L, vị bác sĩ ấy từ chối, thì giữa một thế gian đầy những kẻ quên mẹ mình, xếp hạng mẹ mình, thậm chí coi mẹ như một tấm huy chương, sự kiện này có thể là một bông hoa ấm áp nở giữa Tháng bảy đầy u uẩn.

Trở lại suy nghĩ ban đầu của mình, tôi không biết những đứa con phải ra đi trước mẹ mình sẽ cài hoa gì lên ngực trong mùa Vu Lan này? Chắc là không thể nữa, nhưng trái tim và linh hồn của những con người biết nghĩa đã là một đoá hoa vô thường, mãi mãi nằm trên ngực, trên trán họ. Còn với những quan chức khác loài người vẫn đang xét duyệt các mẹ già như một sản phẩm của công việc? - họ cũng sẽ chẳng cần một bông hoa nào. Cái họ thích và mong mỏi trong trái tim, có lẽ chỉ là những huy chương và danh hiệu. Mùa Vu Lan với họ sẽ chẳng bao giờ có hoa hồng, mà chỉ có sự giả dối toả bừng trên mặt.


______________________________________
Ảnh minh hoạ:
“Tranh đen số 44” (2008) của Nguyễn Thái Tuấn. Sơn dầu, 130 x 100cm.

20140806-114503-42303187.jpg

Saturday, August 2, 2014

Hercules và cú đẩy ngã thần tượng

Nói ra thì chẳng có chút liên quan nào, nhưng sau khi bộ phim Hercules 2014 chấm dứt với những dòng credits, bước ra khỏi rạp mà tôi cứ lan man nhớ về những người bạn Đại Hàn đầy nhiệt tình một thời của mình.

Câu chuyện về huyền thoại một á thần của diễn viên Dwayne Johnson (The Rock) tự dưng ngang xương gõ cửa ký ức, kéo về trong suy nghĩ nhiều điều thật thú vị. Con người từ thuở khai thiên lập địa, không ít người ôm giấc mơ mình đứng trên đồng loại, muốn mình là huyền thoại của bao người. Hercules cũng không khác gì con người phàm tục, cũng hãnh diện về các chiến công của mình - mà người xem phim cũng mơ hồ không biết là do sự thần kỳ từ giọt máu của Zeus hay do tài truyền thông - tuyên truyền của người kể chuyện lừng danh thành Athens là Iolaus.

Thời còn đi học, tôi luôn được thầy cô kể về các huyền thoại hay chiến công của các lãnh tụ Cộng sản thế giới trong các giờ chính trị. Khó mà biết ai trong số đó là những Iolaus thật sự, luôn hân hoan ngợi ca chiến công của huyền thoại của nhân dân, hay chỉ là những người miễn cưỡng phải truyền đi những thông điệp để xây dựng các á thần Cộng sản như vậy. Thầy kể Fidel Castro hùng biện và chiến thắng trước phiên toà kết án mình, cô kể Kim Nhật Thành lãnh đạo đoàn quân anh hùng chống cả bọn nguỵ quyền Đại Hàn và đế quốc Mỹ, Mao Trạch Đông lãnh đạo đoàn quân đói rách trường chinh chiến thắng kẻ thù lớn mạnh gấp ngàn lần mình... Còn rất nhiều những câu chuyện như vậy về các á thần Marxist đã được rao giảng khắp thế giới.

Nhưng chẳng ai nói về sự thật cuối cùng, nên tôi phải tự tìm hiểu để biết rằng Fidel Castro sau khi nắm quyền đã tước đoạt quyền được hùng biện về tự do của hàng triệu người Cuba, Kim Nhật Thành dựng nên một triều đại khát máu và dòng họ được đời đời cai trị trong hiến pháp, Mao Trạch Đông thì không những trường chinh thành công, mà còn tiếp tục cày nát lịch sử, nhân tính và văn hoá của nước Trung Hoa vĩ đại. Cũng như Hercules luôn rực rỡ là một anh hùng chính nghĩa với trẻ con, nhưng sự thật thì có lúc anh cũng chỉ là một kẻ đi săn tiền thưởng.

Thời sinh viên, tôi được tiếp xúc khá nhiều với các sinh viên Hàn Quốc đầu tiên đến Việt Nam sau ngày mở cửa, dứt cấm vận. J, là một trong những nữ sinh viên Hàn Quốc xinh đẹp và nhiệt tình với đất nước của cô. Yêu xã hội chủ nghĩa và muốn thống nhất đất nước, J, xuống đường tranh đấu, tấn công cảnh sát Nam Hàn và bị truy nã, phải bỏ ra nước ngoài trốn. J, nói cô chọn đến Việt Nam vì nơi đây là mô hình xã hội chủ nghĩa mà cô nghĩ là gần với Bắc Hàn, nơi cô yêu thích.

Thật khó hiểu khi nghe J, nói về những điều đó, nhất là khi nghe cô ca ngợi Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật như những á thần. Tôi đã dành nhiều buổi tối ở quán cafe để tranh cãi với J, và mọi sự kết thúc khi J, nghiêm khắc nói với tôi rằng "K, không thể hiểu được đất nước tôi và chủ nghĩa xã hội ở Bắc Hàn. Tôi không muốn tranh cãi và chỉ muốn thống nhất đất nước với Bắc Hàn".

Tôi vứt sách vở, xô ngã mọi lý thuyết mà mình có được, để đi tìm những người bạn Hàn Quốc thân Cộng khác, để tìm hiểu thêm trong bàng hoàng. H, một người bạn Hàn Quốc cũng từng bị truy nã vì đi biểu tình chống cảnh sát, đòi thống nhất với Bắc Hàn. H, cũng nói về một giấc mơ xã hội chủ nghĩa và ca ngợi Kim Nhật Thành. Tất cả những người bạn Hàn Quốc đó đều bị tuyên truyền, bị mê hoặc về huyền thoại chủ nghĩa Cộng sản Triều Tiên. Thật mỉa mai và đáng ngạc nhiên, đôi khi 12 chiến tích của Hercules chỉ sự thật vĩ đại qua lời khoa trương của Iolaus. Và những á thần Cộng sản chỉ thật sự lấp lánh khi được phủ bằng nước bọt và sự dối trá huyền ảo ngày qua ngày mà thôi.

Trong một chiến tích đem về cho thành Athens, người hùng Hercules nhận được một lời nhắc nhở từ vua Eurystheus, một kẻ ác thông thái, rằng "chìm trong sự suy tôn, bất kỳ ai cũng không thể cưỡng nổi được sự cám dỗ của việc tự cho mình là thần thánh". Ai trong các á thần của chúng ta đã từng nhận ra điều này? Chắc là không, vì kiêu ngạo và điên rồ là điểm dễ nhận ra nhất ở các "á thần" của chúng ta ngày nay. Chỉ có nhân dân là nhìn thấy và lặng lẽ theo dõi các câu chuyện cổ tích để chờ ngày nhìn thấy các huyền thoại ấy sụp đổ - có thể trong im lặng, hoặc có thể trong sự thối nát lan toả đến tận chân trời.

Nhiều năm sau, khi mọi thứ sáng dần. Khi cả thế giới nhìn thấy móng vuốt từ các tượng đài và viết vào sách giáo khoa về chủ nghĩa Cộng sản Đông Âu hay Mao lý thuyết như một thứ tội ác của loài người, tôi gặp lại J, và cả H, - những người bạn Hàn Quốc nhiệt tình của mình. Người thì làm trong ngành quảng cáo, người thì đi làm phiên dịch cho các công ty Hàn Quốc ở Việt Nam. Dĩ nhiên, chúng tôi không nhắc lại nhiều về niềm hãnh diện tranh đấu cho xã hội chủ nghĩa của họ hay về các thần tượng họ Kim, vốn đã từng làm rã nát tình bạn của chúng tôi. Nhưng tôi biết tự họ, nếu không tự mình lật đổ những tượng đài ảo tưởng ấy, cởi bỏ thứ đã cõng trên lưng mình và dân tộc mình, thì chắc họ đã không thể sống nhẹ nhàng đến tận hôm nay. Cũng chẳng ai trong trong chúng tôi nhắc về các cuộc biểu tình đánh nhau giữa sinh viên Hàn Quốc với cảnh sát để đòi thống nhất với Bắc Hàn, vì nếu có nói, chắc chỉ là một câu chuyện cười để nuốt trôi bữa tối, nuốt trôi những phi đạn và lời đe doạ từ phía Bắc vẫn gửi qua Bàn Môn Điếm mỗi tháng, lúc này.

Nữ thần Hera, người đưa ra các lời nguyền buộc Hercules phải vượt qua, trong đó, ẩn giấu việc anh phải lật đổ nỗi sợ hãi, lật đổ cả huyền thoại trấn áp cả đời anh, chỉ để hoàn thiện sứ mệnh được làm người, với sự yên ổn trong tâm hồn. Để chặn đứng đoàn quân Thrace của vua Cotys, Hercules đã lật đổ tượng đài vĩ đại của nữ thần Hera giữa cuộc đời thật, lẫn trong lòng mình.

Những người bạn Hàn Quốc của tôi giờ chắc đẫ thanh thản. Họ cũng đã tự lật đổ các tượng đài, những lăng, đền giả dối bị nhồi nhét trong đời mình. Bức tranh các á thần Marxist, Maoist... đã lộ ra nanh vuốt và đẫm máu loài người trong nụ cười và bàn tay vẫy chào thân ái của họ. Và không phải riêng họ, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta cần phải tự là Hercules của đời mình, tự đứng dậy rũ bỏ, tự xô ngã, để có thể nở nụ cười và lấy lại hơi thở bình thường như mọi con người đúng nghĩa trên hành tinh này.