Trải qua 3 ngày, đám tang của hòa thượng Thích Quảng Độ có vẻ
như đã diễn ra rất êm ả. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Những gì được ghi nhận
suốt 3 ngày tang lễ tại chùa Từ Hiếu, cho đến tận khi tiễn đưa ngài ở Đài hóa
thân tại Đa Phước, Bình Chánh là những điều bất ngờ cần phải được ghi lại. “Mưu
hèn kế bẩn” – đó là lời tóm tắt được coi là đầy đủ nhất, từ một Phật tử đã ở
bên cạnh kim quan của hòa thượng Thích Quảng Độ, khi chứng kiến tất cả. Nhưng
vì mục đích là phải để tang lễ được suôn sẻ, hầu hết mọi người đều nhắc nhau im
lặng, hành động im lặng.
Nhưng rồi, những gì cần nói, vẫn phải nói. Đầu tiên là những
chuyện liên quan đến ngày di quan của Đức Tăng Thống đến đài hóa thân. Hòa thượng
Thích Ngộ Chánh, chứng nhân trực tiếp của những điều xảy ra, kể lại cho biết.
- - Dạ, điều đáng nói nhất là lúc di quan, đưa hòa
thượng Thích Quảng Độ về đài hóa thân. Khi bắt đầu đi thì có công an dọn đường
cho đoàn xe tang. Đến các ngã ba, ngã tư thì đoàn xe tang luôn được ưu tiên. Nếu
chỉ nhìn bề ngoài thôi, thì thấy đám tang diễn ra rất thuận lợi. Nhưng trước
đó, một số anh em trong gia đình Phật tử xin giấu tên, nói cho biết rằng những
chiếc xe hoa và xe tang, chủ yếu là những xe có để băng-rôn tiễn đưa hòa thượng
Thích Quảng Độ có ghi chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đều bị thả
đinh dưới bánh xe. Do từ đầu mọi người đã tính đến chuyện này, nên các anh em gia
đình Phật tử im lặng nhắc nhau kiểm tra và gỡ ra. Đến sáng sớm khi đoàn xe chuẩn
bị di chuyển thì anh em vẫn phải kiểm tra một lần nữa, vì nếu không, những xe
có băng-rôn đó sẽ bị xẹp bánh dọc đường, không theo đoàn được.
Nhưng chuyện chỉ là khởi đầu. Khi đến đài hóa thân, lúc đang làm lễ tiễn, đột nhiên có ai đó, xưng là người thân của thầy Thích Nguyên Lý, mời thầy ra nói chuyện gấp. Lời yêu cầu này quấy rầy đến mức thầy Thích Nguyên Lý phải bỏ lễ đi ra, để lại cho các thầy khác phụ trách. Nhưng dường như đó là kế nghi binh, tôi nghĩ vậy. Ngay sau đó, khi kim quan được đưa vào nơi thiêu, đã có khoảng 20 người tự xưng là gia đình của hòa thượng Thích Quảng Độ, tự đeo khăn tang trắng, lao vào và đòi sau khi thiêu, sẽ mang tro cốt về Bắc để thờ cúng. Một cuộc giằng co rất dữ dội đã diễn ra. Các quý thầy phụ trách tang lễ đã rất khó khăn để ôn hòa giữ vững lập trường và di nguyện của Đức Tăng Thống là sau khi hỏa táng, sẽ mang về chùa giữ trong 49 ngày, sau đó mang đi thủy táng.
- - Nhưng những người “bà con” đó, có ai biết gì về họ hay không? Và mục đích của họ là gì khi kéo đến vào giờ cuối với ý định cướp tro cốt của Đức Tăng Thống?
- - Dạ, gia đình bà con đó, co khoảng 20 người xưng
là bà con có họ và xa, chứ không ai là gần gũi thật sự. Kể cả khi lúc Đức Tăng
Thống sinh thời, cũng chẳng thấy họ lai vãng bao giờ. Những người đó vào giờ đợi
lấy tro cốt mới xuất hiện, tự đội khăn tang trắng và đòi giành lấy tro cốt mang
đi. Sự việc diễn ra rất lâu. Sau khi không tranh luận được với quý thầy phụ
trách tang lễ, những người này đột nhiên thay đổi thái độ, yêu cầu phải mang đi
thủy táng ngay lập tức trước mắt họ, chứ không được mang về chùa, qua 49 ngày.
Mọi thứ đã giằng co quyết liệt cho đến tận 4g chiều mới kết thúc. Các thầy dứt khoát với quyết tâm thực hiện di nguyện của Đức Tăng Thống như đã bàn tính. Vào lúc đó, các anh em gia đình Phật tử được lệnh tập trung đến, bảo vệ đến cùng tro cốt của Đức Tăng Thống, vì sợ có thể bị cướp đi. Bởi lúc tranh cãi, có những người trong “gia đình” có vẻ như muốn khống chế quý thầy để lấy tro cốt đi. Sự kiện này được ghi nhận trong văn bản của Ban hướng dẫn Gia đình Phật Tử Quảng Đức – Sài Gòn về công đức của các anh em đã tận lực bảo vệ an toàn tro cốt của Đức Tăng Thống về lại Chùa Từ Hiếu.
- - Có một vài anh em bên gia đình Phật tử kể lại rằng, sự kiện đó cho thấy những người gọi là “bà con” của Đức Tăng Thống không có vẻ bình thường, như kiểu được sắp đặt. Về phần Thầy, thì có nhận xét gì?
- - Một người xuất gia thì đã dứt bỏ tất cả, đời sống
ngày thường đã vậy, khi viên tịch là chấm dứt, không như một người qua đời bình
thường. Tôi cũng nói thêm cho anh được rõ, là đối với một người tu hành khi qua
đời, thì khăn tang là màu vàng chứ không là màu trắng. Những người “bà con” này
không hiểu biết gì về ý nghĩa này là một điều đáng suy nghĩ - có thể họ được tư
vấn để hành động - nhưng lại không hiểu sâu về cách thức nên lạc lõng.
Ngoài ra, về sự kiện giành tro cốt, tôi được biết có sự có mặt của hòa thượng Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, trường ban kinh tế Trung Ương của giáo hội Việt Nam do nhà nước lập ra – tức dân gian hay gọi là Phật giáo quốc doanh – ông ta cũng can thiệp vào chuyện này. Khi thầy Thích Thanh Phong cũng lên tiếng đòi mang tro cốt của Đức Tăng Thống ra, tôi mới thấy làm lạ. Vì ông ta không là gia quyến cũng không liên quan gì đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cả. Và việc ông ta chen vào tận trong đó thì tôi không rõ được. Tôi xin thưa lại như vậy.
- - Nhưng theo sự quan sát của nhiều anh em gia đình Phật Tử, về hòa thượng Thích Thanh Phong, thì có kể lại rằng…
(mời xem tiếp phần 2)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.