Trong những ngày này, trên các trang mạng đang lan truyền
các bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được dùng trong sách giáo khoa, được cho
là nằm trong tập Tiếng Việt và Toán lớp
2, tập 2, NXB Giáo dục, dùng cho học sinh toàn Việt Nam.
Nhưng đọc những vần thơ của ông Trần Đăng Khoa trên sách
giáo khoa ấy, thật sửng sốt, và hơn nữa, "thơ" lại còn giúp mở ra những
điều nghi hoặc về một vùng tối trong lịch sử cách mạng.
“Bệnh viện vừa truy
điệu bác chiều nay
Nhưng bác chỉ yên nghỉ
ban ngày
Chứ ban đêm là bác
rời linh cửu
Bác chào chú lính
gác
Rồi đi vòng quanh
khắp trên thế giới
Để chăm sóc trẻ em
Nhất là đứa nào phải
nằm trong bệnh viện” (trích)
Những câu văn tuyên truyền vặt và nhảm nhí như vậy được đưa
vào sách giáo khoa, đem lại một cảm giác đau đớn cho các thế hệ sau của Việt
Nam, những đứa trẻ bị tù đày trong cái gọi là "trí tuệ xã hội chủ
nghĩa" như vậy. Thật đáng thương.
Đọc thơ, lại dấy lên một nghi vấn về một vụ lobby tinh thần
chính trị, được dựng lên để mê mị người dân miền Bắc trong những ngày tháng bị
dẫn dắt vào cuộc chiến tranh thống khổ. THậm chí, "thần đồng" có thể
là một nghi án về văn chương, cần được thảo luận rộng rãi để làm rõ hơn.
Một nền giáo dục nát, và cả những con người nhân danh giá trị
giáo dục, cũng nát – đang hiện rõ từ sách giáo khoa của con trẻ Việt Nam như vậy.
Ký ức có màu gì?
Nhưng có vẻ chạm vào thơ của Trần Đăng Khoa, là chạm vào ký ức
của rất nhiều người miền Bắc đã từng sống ở đó trước tháng 4-1975. Cũng có một
ít người công khai lên tiếng phản đối việc tôi bất bình với sách giáo khoa và
giá trị "thần đồng" của ông được dùng trong sách, mà danh hiệu ấy vốn
được chính quyền VNDCCH tuyên tặng rất trân trọng trong thời mở cuộc chiến vào
miền Nam.
Ký ức của chúng ta luôn đẹp. Nhưng đôi lúc, ký ức chất chứa
các giá trị được giảng rao vào lúc tri thức và thông tin khó khăn, khan hiếm,
rồi cũng đến lúc chúng tự thú về các giá trị mang tính tạm dung - chuyên chở
trong một giai đoạn.
Sự phản đối từ cách rất trí thức cũng như vô học của các ý
kiến, cho thấy sự khác biệt văn hóa và tư duy rất lớn của 2 bên vĩ tuyến 17.
Miền Nam, nếu có ai đó đó đòi xét lại giá trị nghệ thuật của
Nguyễn Du, điều đó sẽ mở ra những cuộc tranh cãi mang tính tri thức chứ không
phải là việc giành giật cho những điều được ấn định trong tư duy, nhất định
không thể thay đổi. Dù không có ý phân biệt vùng miền, hay kỳ thị, nhưng tôi nhận
ra rằng không ít những anh chị bạn bè ở phía Bắc không dám thay đổi những giá
trị trong ký ức mà họ đã được giáo dục, hay tệ hơn là những trường hợp từng bị
gọi là nhồi sọ.
Người miền Nam có thể rất thích âm nhạc Trịnh Công Sơn nhưng
đồng thời cũng có thể chỉ ra bất kỳ bài hát nào đó của ông để chê trách không
tiếc lời. Thậm chí những quan điểm không đánh giá cao Truyện Kiều của Nguyễn Du
hay Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh đều được trao đổi, chia sẻ một cách hết sức
bình thường.
Dĩ nhiên, đó là nói về công chúng và giới trí thức được thừa hưởng
tinh thần dân chủ và tự do ngôn luận từ 2 nền Cộng hòa của
chính quyền miền Nam VNCH. Còn về giới trí thức đã quen o ép trong khung tư duy
của chế độ độc tài thì không cần phải bàn.
Riêng về trường hợp của thần đồng Trần Đăng Khoa, cũng có rất
nhiều lời xì xầm và chuyện những bài thơ xuất sắc của ông đã nhận được sự chỉnh
sửa của nhà thơ Xuân Diệu và Chế Lan Viên, vốn là những bậc thầy về ngôn ngữ mà
mục đích để tạo dựng một điểm tựa văn hóa tinh thần, và rồi sau đó được sử dụng
trong tuyên truyền chính trị rất nhiều.
Dĩ nhiên, lời đồn đãi thì không thể kiểm chứng, nhưng những
sự khác biệt cơ bản giữa những bài thơ xuất sắc của ông và những bài thơ thường
ngày sau đó khiến cho người ta phải suy nghĩ rất nhiều. Khoảng cách thật xa.
Đặc biệt những giá trị "thần đồng" đó đã không thể
nối dài, vào lúc nhà thơ đã trở thành một người chín chắn hơn, nhiều tri thức
hơn, và trải đời hơn.
Ký ức thật quan trọng, nhưng ký ức không thể chỉ là bức
tranh treo tường đầy màu sắc, mà đôi khi cũng cần được nhìn lại nội dung đó, mảng
màu đó mang ý nghĩa gì với đời mình.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.