Saturday, March 25, 2023

Linh mục Đinh Hữu Thoại: “Mọi cuộc tấn công vào tôn giáo luôn được bao che”.

 


“Ngày 22 Tháng Ba 2023, Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Linh mục Chánh xứ Đăk Giấc, Quản hạt Đăk Mót, đang cử hành Thánh lễ chiều thứ 4 Mùa Chay tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), thì một số cán bộ xã Đăk Nông đã xông lên bàn thờ, ngăn cản, chửi bới, yêu cầu dừng Thánh lễ. Vụ việc đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội qua một số hình ảnh và video trong những ngày qua”, trích bài viết của linh mục Tađêô Võ Xuân Sơn, được đăng trên trang nhà của Giáo phận Kontum, tóm tắt cho biết sự việc đang làm rúng động nhiều người.

 

Việc ngăn cản sinh hoạt tôn giáo nói chung, vẫn thấy thường xuất hiện trên các bản tin hay mạng xã hội, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, người ta được nhìn thấy rõ sự hung hãn của một lực lượng tiến vào nhà dân, cắt đứt một buổi hành lễ Công giáo như hàng ngàn các thánh lễ khác vẫn đang diễn ra cùng ngày giờ đó, ở khắp đất nước Việt Nam.

 

Sau sự kiện, nhiều giáo dân và linh mục đã viết lời phản đối trên trang nhà facebook, như linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Đinh Hữu Thoại… Cuộc trò chuyện với linh mục Đinh Hữu Thoại ngay sau đây, có thể mở ra nhiều góc nhìn mới về bối cảnh.

 

*** Kính thưa linh mục Đinh Hữu Thoại, sự kiện Thánh lễ Công giáo tại Giáo phận Kon Tum bị quấy phá, cướp sách Roma… vào ngày 22-3 hiện đang làm nhiều người hoang mang bất bình – kể cả có đạo lẫn không đạo, cha có thêm tin tức gì về sự kiện này không?

 

Trên trang web của Giáo phận Kontum vừa có bài viết của Cha Tađêô Võ Xuân Sơn, trưởng ban truyền thông Giáo phận Kontum, có thuật lại vụ một nhóm cán bộ mặc thường phục, ko đeo bảng tên, công an có sắc phục của xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum đến quấy phá thánh lễ thánh thiêng của Công Giáo do Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Chánh xứ Đăk Giấc, Quản hạt Đăk Mót, đang cử hành vào lúc 18g15 thứ Tư ngày 22 Tháng Ba 2023 tại Giáo họ Phaolo, thuộc địa bàn xã này.

 

Dẫn đầu nhóm người này được biết là ông Nguyễn Viết Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, ngụ tại TT Plei Kần, huyện Ngọc Hồi. Họ xồng xộc xông vào nơi dâng lễ là nhà riêng của một giáo dân, bất chấp sự đồng ý của chủ nhà. Ông Thạch quát tháo, la lối yêu cầu Cha Lê Tiên ngưng thánh lễ. Thánh lễ lúc đó mới tới phần Công bố Tin Mừng. Cha Tiên có ôn tồn nói có gì thì sau Thánh lễ ngài sẽ làm việc, chứ lúc này ngài không thể ngưng thánh lễ được. Ông Thạch tiếp tục có những lời lẽ rất thiếu văn hoá, không tôn trọng nghi lễ thánh thiêng đang diễn ra của những người Công Giáo. Một nữ cán bộ đã lên tận bàn thờ để cướp quyển Sách lễ Rôma mang đi, một người đàn ông khác đến rút dây điện của gia chủ làm cho cả gian phòng không còn ánh sáng, một hành vi không thể chấp nhận được. Một vài giáo dân đã phản ứng với hành vi của nhóm tự xưng cán bộ này… Thấy tình hình không ổn nên cuối cùng Cha Lê Tiên phải ban phép lành để kết thúc, chứ không thể tiếp tục dâng lễ được trước sự quấy phá của nhóm người này.

 

*** Được biết, Công giáo là một tổ chức tín ngưỡng đã có chính thức đăng ký sinh hoạt công khai, và được chấp nhận như theo nhà nước yêu cầu, nhưng lại xảy ra chuyện ngăn cản và xúc phạm thánh lmột cách kỳ lạ như vậy. Theo cha, việc ngăn cản này có lý do vì sao?

 

Công Giáo là một tôn giáo có mặt tại VN từ trước khi chính thể cộng sản ra đời. Vì thế khi nhà cầm quyền Cộng sản làm ra luật Tín ngưỡng Tôn Giáo (TNTG) thì đương nhiên phải công nhận Công giáo là một tổ chức tôn giáo hợp pháp và công khai. Tuy nhiên, luật TNTG thật ra không nhằm giúp người có tôn giáo được thực hành tự do tôn giáo mà nhằm hạn chế sự phát triển của tôn giáo, nhất là những tôn giáo ko chấp nhận sự quản lý của nhà cầm quyền. Những kẻ làm luật là vô thần, là công an, chứ không hề có tôn giáo mà lại làm luật TNTG thì đủ hiểu luật đó nhắm mục đích gì. Họ có làm màu mè khi gửi bản dự thảo góp ý trước khi ấn định thành luật, nhưng tất cả mọi góp ý của Công giáo đều không được quan tâm, giống như lời ông Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ mới nói về góp ý dự thảo luật đất đai: Góp ý mà không phù hợp với đường lối chính sách của đảng và nhà nước Cộng sản này thì không được chấp nhận.

Vì thế, việc đàn áp tôn giáo, nhằm hạn chế sự phát triển đã nằm trong chính sách tTrung ương chứ đây không phải do địa phương bồng bột… Những địa phương khác không làm như huyện Ngọc hồi, Kontum, vì những nơi đó giáo dân đông đúc hơn so với vùng sâu vùng xa như Kontum. Những việc làm của nhóm cán bộ xã Đak nông thể hiện chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam.

*** Điểm lại những chuyện bất thường đã xảy ra ở Giáo phận Kontum, có vẻ như ở đây là một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng hết sức cam go. Đối với các linh mục làm việc tại đây, từ năm 2021, chẳng hạn linh mục Nguyễn Quang Hoa bị một nhóm côn đồ vô cớ vây đánh, sau đó đến linh mục Trần Quang Truyền bị đâm trọng thương, nhà thờ An Khê bị đổ xăng dự định đốt cháy. Sự kiện lớn nhất gần đây là linh mục Trần Ngọc Thanh bị chém chết khi đang làm lễ… Trong cái nhìn cá nhân của mình, thưa cha có thể giải thích vì sao nơi này lại xảy ra quá nhiều sự kiện đáng sợ như vậy hay không?

Như tôi đã nói ở phần trên, chính sách đàn áp tôn giáo, vi phạm tự do tôn giáo nằm ngay trong chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam, thể hiện cụ thể trong Luật TNTG hiện hành và trong các Nghị định liên quan. Ở đó vẫn còn luật xin-cho, mà cấp có quyền “cho”, nay được đẩy xuống cấp xã chứ không phải cấp huyện như trước đây nữa. Cán bộ xã thì kiến thức giới hạn, văn hoá cũng hạn chế nên sự đàn áp hiện nay tệ hại hơn trước. Riêng Kontum là tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa thì hiểu biết của cán bộ xã càng kém cỏi.

*** Trong video đang lan truyền trên mạng, nhân vật Phó Chủ tịch xã quát rằng “nơi này không phải là nơi thờ tự” nhưng không nói rõ vì sao các gia đình lại không thể thờ tự. Điều này có đi ngược với tuyên bố về quyền tự do tôn giáo mà nhà nước Việt Nam ban hành? Sự kiện sinh hoạt tôn giáo bị cản trở ở giáo phận Kontum đã kéo dài nhiều năm (tính từ thư ngỏ của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, năm 2015), thưa cha, điều này ắt Tòa Giám mục Kontum đã biết, nhưng liệu các bề trên đã có ý kiến gì chính thức với chính quyền chưa?

Ông Phó Chủ tịch xã Nguyễn Viết Thạch là một cán bộ có hiểu biết kém về tôn giáo, ứng xử rất thiếu văn hoá trong tối 22 Tháng Ba vừa qua. Giáo họ Phaolo nơi này đã dâng lễ từ lâu qua cách bài trí nhà nguyện, đã sinh hoạt tôn giáo ổn định chứ không phải là lần đầu. Ông Thạch muốn kiểm tra hành chính gì đó thì ít ra cũng phải có hiểu biết tối thiểu là tôn trọng việc cử hành thánh lễ. Ông có lẽ cũng đã học qua trung học phổ thông thì kiến thức tối thiểu phải biết tôn trọng sự thánh thiêng của tôn giáo. Là một cán bộ xã ở chức Phó Chủ tịch mà thiếu hiểu biết thì thật đáng xấu hổ. Lẽ ra ông phải đợi thánh lễ kết thúc rồi gặp gỡ cha Tiên làm việc thì ko có gì đáng nói. Mà thời gian chờ có lâu gì, chỉ 15 phút nữa là xong Thánh lễ rồi.

Trong thư của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh năm 2015 , nguyên Giám mục Giáo phận Kontum có nói rõ hiện trạng tự do tôn giáo lúc ấy, và cho đến nay cũng không có gì khá hơn, thậm chí còn xảy ra những vụ việc ngày càng kinh khủng hơn như đâm cha Truyền tại Giáo xứ An Khê, tỉnh Gia Lai, sát hại cha Thanh khi ngài đang giải tội mới đây cũng tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi.

Những tuyên bố của nhà cầm quyền Việt Nam về tự do tôn giáo tại Việt Nam chỉ là dối trá. Chính vì thế, Bô Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 20 Tháng Ba 2023 vừa qua đã công bố về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam, trong đó có vấn đề về tự do tôn giáo. Ba ngày sau khi Hoa Kỳ ra công bố, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bác b, thì ngay ngày đó, đã xảy ra vụ tấn công Thánh lễ Công Giáo tại Ngọc Hồi, Kontum… Như vậy thì nhà cầm quyền Việt Nam đã tự chứng minh rằng bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đúng, còn lời bác bỏ của Bộ Ngoại giao Việt Nam là dối trá, là sai… Hiện Tôi không rõ Tòa Giám mục Kontum có ý kiến chính thức với nhà cầm quyền tỉnh Kontumum hay chưa, nên chưa trả lời được.

*** Tuy nhiên lâu nay, những sự kiện hành xử gây bất bình trong quần chúng thường được giải thích rằng đó là những sai lầm của cá nhân hay của một bộ phận chính quyền địa phương chưa có đủ sâu sát, thiếu kinh nghiệm. Thưa Cha nghĩ thế nào về sự bất cập này?

Qua những vụ việc xảy ra tại một số địa phương vùng sâu vùng xa, tôi nghĩ đó không hẳn chỉ là do ském cỏi của những người cầm quyền địa phương. Vì nếu như thế thì lẽ ra các cấp trên của họ đã xử lý họ và thay thế cán bộ khác. Nhưng tất cả nhưng vụ tấn công, đàn áp tôn giáo đều được bao che từ dưới lên trên, không một cán bộ sai phạm nào bị xử lý. Khi thì kết luận kẻ tấn công linh mục bị tâm thần, kẻ sát hại linh mục cũng bị tâm thần, cán bộ địa phương xúc phạm tôn giáo ngay trong Thánh lễ thì được khẳng định làm đúng pháp luật, như vụ xảy ra tại tỉnh Hoà Bình khi Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế thánh lễ tại giáo họ Đồng Tâm, giáo xứ Vụ Bản, tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 20 Tháng Hai 2022.

Tôi nghĩ  Việt Nam cần phải thay đổi tận căn chính sách đàn áp tôn giáo. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần đưa Việt Nam vào danh sách CPC cho tới khi nào nhìn thấy những cải thiện rõ rệt.

  

Thursday, March 23, 2023

Tin, có một chữ “tin”

 


Chuyện 4 nữ tiếp viên hàng không mắc sai lầm – theo như mô tả của báo chí nhà nước, và được thông hiểu oan khiên bởi cơ quan điều tra - tất cả nằm trong gọn trong một chữ, là “tin”.

 

Có tin vào lời khai, có tin vào suy đoán vô tội làm tiền đề, thì các nhân viên điều tra mặt lạnh lùng và đủ nghiệp vụ để xoay mọi chiều luận tội mới để mọi thứ đi qua. Nói trên báo Dân Việt ngày 22 Tháng Ba, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) nhận định rằng những người đang bị điều tra, bị can, bị cáo “không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội, không có nghĩa vụ nhận tội, thậm chí không có nghĩa vụ phải đưa ra bằng chứng để chống lại mình”. 

 

Nhưng mấu chốt, là tin. Vì nếu không tin, mọi thứ tìm thấy trong quá trình điều tra đều có thể được cho là dàn dựng sẵn, và lại càng đáng nghi ngờ hơn. Chỉ có duy nhất là tin, thì mới có thể đưa đến kết quả như vụ án 11kg ma túy mang về từ Pháp. Hơn nữa, mọi tường thuật của báo chí đều xoay quanh một tình huống là các bản khai của cả 4 nữ tiếp viên hàng không chính là điểm cốt yếu để cơ quan điều tra nhận biết. Hình ảnh cho thấy một vụ trọng án, mà cả 4 nữ tiếp viên hàng không ngồi trong một căn phòng tạm, cùng nhau viết lời khai, giống như học sinh cấp hai vi phạm nội quy cùng viết kiểm điểm. Luật sư Hà Huy Sơn trong một status có tên là “Công lý có bị nhạo báng?” có đặt vấn đề với tấm ảnh lấy lời khai rất lạ đó, là “Các tiếp viên hàng không được ngồi chung bàn để viết tường trình thì có “thông cung”, nghiệp vụ đấu tranh với tội phạm ở đâu?”

 

Có thể tạm trả lời ngay, là những phụ nữ mang 11kg ma túy đó về nước không bị coi là tội phạm, họ không bị “đấu tranh”, và họ được tin vào những gì họ nói, và viết ra. Dĩ nhiên, bài viết này không nhằm để cố làm khó các cô gái của ngành hành không, mà mục đích là muốn đặt câu hỏi: niềm tin ấy, niềm tin và  tinh thần suy đoán vô tội của luật pháp tuyệt vời đó, công dân Việt Nam nào sẽ được hưởng?

 

Trong vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, đến nay treo lơ lửng đã 16 năm, chứng cứ quan trọng nhất anh Chưởng ở cách nơi xảy ra án mạng đến 30 cây số, nhưng các công an điều tra viên vẫn có một niềm tin chắc chắn là Chưởng đã bằng cách nào đó xuyên không về gây án. Niềm tin đó chắc chắn đến mức Chưởng bị đánh nhiều lần ép nhận tội. Thư viết bằng máu kêu oan lén gửi ra, Chưởng kể rằng anh bị “đánh bằng gậy gỗ rồi đạp, giật xiềng, xiết đạp xích, đấm, tát, lấy đầu gậy tre chọc thẳng vào giữa ngực để buộc nhận tội”. Chưởng nói thà chết chứ không chịu nhận điều mà anh không làm. Lúc đó, đánh mệt, các công an viên nói “Thế mày biết thằng nào giết người?".

 

Rõ ràng, phải có một niềm tin vô cùng vững chắc, dù không có chứng cứ đủ, các điều tra viên mới muốn lấy cho được bản nhận tội bằng máu của một thanh niên. Bên cạnh đó, dù biết rõ cách điều tra và thói quen lấy cung của phần lớn các điều tra viên, quý vị thẩm phán luôn nói không hề ngượng miệng rằng “không có chứng cứ nhục hình”. Điều này đã từng được vỡ òa vào ngày 4 Tháng 2014, khi tử tù Huỳnh Văn Nén nói ông bị đánh đến mức quẩn trí và buộc phải ký nhận mình là kẻ giết người. Điều tra viên Cao Văn Hùng trơ trẽn lên giọng nói không có chuyện nhục hình, quan tòa cũng gật đầu không tin. Ông Nén đã phải cởi áo phơi bày những vết tích thương tật trên thân thể mình trước mọi người, thì mọi thứ mới được tỏ tường.

 

Nguyên cớ mà ông Nén bị bắt cũng là kiểu rất đặc thù của luật pháp Việt Nam. Ngay sau lúc có vụ án giết người, ông Nén kể ông đi đến chủ tiệm tạp hóa xin mua chịu 20 ngàn rượu trắng về nhậu. Chủ quán bực mình nên hỏi là “uống gì mà uống hoài”. Ông Nén lúc đó nói vui là “uống để giải bớt tội lỗi”. Chuyện đến tai công an, đêm đó ông Nén bị bắt vì trở thành nghi can. Điều kinh hoàng hơn là để ép cung, cả gia đình 9 người nhà vợ ông Nén đều bị bắt giam, nhục hình và không ai trong số đó được dịu dàng hưởng quyền suy đoán vô tội. Cũng là một chữ “tin”, nhưng cái ác được tin và có những niềm tin đồng thuận với cả cái ác.

 

Trong cuốn Hành trình minh oan cho tử tù Hàn Đức Long, được luật sư Ngô Ngọc Trai viết lại toàn bộ quá trình của vụ án, ông có viết “Liệu các nhà lãnh đạo tư pháp cấp cao có tin vào lời kêu oan của tử tù và luật sư, hay là tin vào đội ngũ cán bộ tư pháp dưới quyền?”. Các cơ quan điều tra sau khi kết tội, tin đó là nấc thang thăng tiến của mình, và luôn chống lại các suy nghĩ ngược chiều hay minh oan, nên trong vụ án của Hàn Đức Long, việc tiến hành sao lục hồ sơ để làm rõ là một trong những điều khó khăn nhất. Cả hai ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long đều kêu khóc trước tòa, nói mình không phạm tội nhưng bị nhục hình quá sức chịu đựng mà phải tự viết ra giấy nhận tội. Thật kinh khủng với niềm tin lạnh lẽo của các thẩm phán, khi họ thấy những tờ giấy viết tay thú tội đó, đã không hề có chút nghi hoặc nào – và tin ngay lập tức.

 

Nhận định trong sách, luật sư Ngô Ngọc Trai viết “Ép người ta nói miệng thừa nhận là một chuyện, nhưng buộc người ta phải viết ra bằng tay những điều mình không làm, điều này cho thấy mức độ cưỡng bức khuất phục cao hơn hẳn, cũng tức là mức độ tra tấn nhục hình đã ở tầng nấc cấp độ mới”. Dĩ nhiên, những tử tù như ông Chấn và ông Long lúc đó, chỉ có một niềm tin trong nỗi đau đớn vô kể ấy, là cứ nhận tội đã, rồi tin mình sẽ được minh oan.

 

Thật khó mà nói hết và phân định được, ai ở vòng lao lý được “tin” và nhận được “quyền suy đoán vô tội” trên chính đất nước mà họ sống, làm việc và tin vào luật pháp được ban hành. Vụ án Hồ Duy Hải đã 15 năm chờ thi hành án tử hình, bất chấp các chứng cứ đều không có. Công an tìm thấy vân tay của Hồ Duy Hải không trùng khớp với dấu vân tay thu giữ được ở hiện trường, nhưng tòa án vẫn tin rằng đó không phải là bằng chứng ngoại phạm. Thậm chí đến nay đã có 7 nhân chứng xác nhận thời điểm án mạng xảy ra, anh Hải đang có mặt tại một đám tang. Ở vị trí Chánh án, ông Nguyễn Hòa Bình khi trơ mặt xác nhận các chứng cứ như dao, thớt… hoàn toàn là điều tra viên ra chợ mua về làm tang vật, mà vẫn khẳng định anh Hồ Duy Hải là kẻ thủ ác, thì chỉ có một điều duy nhất nơi ông ta có, là niềm tin. Nhưng khác với những niềm tin được nói kể trên, niềm tin của ông Nguyễn Hòa Bình nhân danh luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đẫm nước mắt, nỗi đau của gia đình nạn nhân và sự bất tín của những người Việt Nam đang đăm đăm nhìn vào hệ thống tòa án.

 

Vậy thì, ai sẽ được tin, ai sẽ được quyền suy đoán vô tội trong một quốc gia được gọi là “phát triển đầy nhân văn” hôm nay? Chắc chắnđó  không thể là chuyện may rủi như trò xổ số, mà luật pháp ở bất kỳ quốc gia nào biết tôn trọng dân tộc của mình, bắt buộc phải thật sự là chỗ dựa, niềm hy vọng và niềm tin của con người. Khi nào thì quyền suy đoán vô tội là niềm tin được chia đều cho mỗi con người Việt Nam?

Putin bị cáo buộc liên quan đến cái chết của một nghệ sĩ đối lập

 


T OhMyMag ca Anh Quc cho biết, nời sáng lập một nhóm nhạc điện tử/pop ni tiếng của Nga sau khi phát hành một bài hát chỉ trích cuc sng tham nhũng xa hoa ca Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã được tìm thấy chết mt cách k lạ.

Nhc sĩ Dima Nova, tên thật là Dmitry Svirgunov, là người sáng lập nhóm Cream Soda nổi tiếng ca Nga, đc bit gn đây li bùng phát vi bài hát 'Aqua Disco' mang ni dung chỉ trích dinh thự xa hoa của Putin, mà báo chí vch trn, được đánh giá là đến 1,3 tỷ đô la.  Bài hát đã trở thành phn kháng ca trong các cuộc biểu tình ở Nga, đc bit là các cuc biu tình chng chiến tranh xâm lưc Ukraine. Sc hút ca bài hát này với giới trẻ Nga đã khiến các cuộc biểu tình được mnh danh là đim t hi 'Các bữa tiệc vũ trường dưới nước', nhi t ta bài hát.

Hi đu năm 2021, nhà lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny đã cho tiến hành điều tra v ca ci chìm ni ca Putin, trong đó phát hiện ra các chi tiết về 'cung điện của Putin', đưc che đy trong một khu vực bí ẩn, có tên gi là akvadiskoteka (sàn nhảy dưới nước). Câu chuyn này là nguyên nhân khiến bài 'Aqua Disco' ra đi.

Li bài hát có đon:

"Bạn đang mời tôi đi xem phim và uống vài ly. Mời tôi hít khói shisha, nằm thư giãn trên chăn, ngắm hoàng hôn từ mái hiên bằng đá cẩm thạch của bạn. Bạn chỉ không hiểu đó là trò rất cũ".

Vào năm 2017, nhóm Cream Soda đã phát hành một bài hát có tên 'Volga', trong đó lời bài hát viết rng 'tôi đi xuống' dòng sông nơi, nơi tôi sẽ chết đuối. Khi đôi môi mùa xuân b cm tù, tôi sẽ chết đuối / Tôi schìm cùng với bạn".

Điu k l là cái chết ca nghDima Nova đã din ra ở sông Volga, tương t như li bài hát ca anh. Ngưi ta tìm thy thi th ca Nova vào tối Chủ nhật ngày 19 Tháng Ba. Nova được gi đnh là đang băng qua sông ở vùng Yaroslavl, phía đông bắc Moscow, sau đó t rơi xuống băng mà không rõ nguyên do. ng thut của trang web tin tức Nga People Talk, Dima Nova đi cùng với anh trai và một số người bạn, một trong số họ cũng đã qua đời.

Nhóm Cream Soda sau đó đã thông báo về cái chết của ca sĩ Nova trên Instagram vào thứ Hai ngày 19 tháng Ba. Họ nói rằng: "Chúng tôi đã có một bi kịch đêm qua. Dima Nova của chúng tôi, cùng với những người bạn, đang đi dọc sông Volga và bị ngã dưới lớp băng. Bộ Tình trạng khẩn cấp (The Ministry of Emergency Situations) vẫn đang tìm kiếm anh trai Roma và bạn của anh ấy, Gosha Kiselev. Aristarchus, nhng người bạn của đưc cho là đã rơi xuống dưới lớp băng, không thể cứu được".

Tuy nhiên, nhiu nhà bình lun thi s Nga nói h đã qua quen thuc vi nhng cái chết vô c ca nhng ngưi bt đng chính kiến vi Putin. Cái chết của ca sĩ Nova là trường hợp mới nhất trong một loạt người Nga qua đời kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Hin Putin bị cáo buộc phi chịu trách nhiệm cho hơn 40 trường hợp đt  t như vy.

Điu d hiu, bi nhóm Cream Soda đã trở thành biểu tượng của phong trào phản chiến khi diễn viên hài Alexander Gudkov sử dụng một trong những bài hát của họ để giu ct Putin v chuyn bí mt dng dinh thự sang trọng trị giá 1,3 tỷ đô la gần Gelendzhik trên bờ biển phía nam Biển Đen của Nga bằng tiền tham nhũng. Bn video này trên youtube có hơn 8 triu ngưi xem.

Konstantin Sidorkov, trưng ban nhc viết li ai điếu trên Instagram, ma mai rng "Một nhạc sĩ và nhà thiết kế vô cùng tài năng đang mang đy những kế hoạch cho tương lai, chân thành và tốt bụng, với một trái tim rộng lớn. Các bn ca tôi ơi, nh gìn mng sng ca mình. Cuộc sống gi đây cũng mong manh không khác gì mt băng".

https://www.ohmymag.co.uk/news/russian-musician-who-criticised-vladimir-putin-found-dead-in-the-most-bizarre-circumstances_art16955.html?utm_source=smartnews&utm_medium=syndication&utm_campaign=ohmymag

https://www.themoscowtimes.com/2021/01/25/inside-akvadiskoteka-the-viral-russian-protest-anthem-inspired-by-putins-palace-a72718

https://www.newsweek.com/russia-cream-soda-drowning-vladimir-putin-palace-volga-1789145

https://www.ohmymag.co.uk/news/vladimir-putin-accused-of-being-behind-the-mysterious-deaths-of-39-russian-elites_art16855.html